Bệnh viêm phế quản là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Bệnh thường không gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng nếu điều trị muộn có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn là sốt cao và ho liên tục, dữ dội. Vì vậy, cần nhận biết triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em và phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác để có hướng điều trị kịp thời, dứt điểm.
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ – đừng chủ quan
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ em, xảy ra khi đường thở chính hoặc ống phế quản bị viêm do nhiễm trùng. Khi đó, để chống lại các tác nhân gây hại, lớp niêm mạc sẽ sưng và sản sinh thêm chất nhầy. Vì vậy, cơ thể cố gắng làm sạch và thông thoáng đường hô hấp bằng những cơn ho để tống xuất các tác nhân gây hại ra bên ngoài. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ có thêm một số triệu chứng viêm phế quản cấp điển hình cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Ho, đau họng – triệu chứng viêm phế quản đầu tiên
Các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em là những cơn ho kéo dài, đặc biệt vào ban đêm. Nguyên nhân gây ra ho chủ yếu do co thắt phế quản, do kích ứng và sưng màng nhầy. Ho giúp cơ thể tống xuất tác nhân gây hại cho đường hô hấp ra bên ngoài, giúp trẻ dễ chịu hơn.
Những cơn ho kéo dài kèm theo dịch nhầy khiến lớp niêm mạc ở cổ họng bị kích ứng, gây sưng đau. Khi đau, viêm họng trẻ thường có dấu hiệu chán ăn, nôn trớ.
Tăng tiết dịch nhầy (đờm)
Trong những trường hợp viêm phế quản cấp điển hình, ho có thể kèm theo sản xuất đờm. Đờm thường xuất hiện sau 24 đến 48 giờ kể từ khi trẻ bắt đầu có cơn ho. Đờm có thể có màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây, trong những trường hợp rất nghiêm trọng, nó cũng có thể lẫn máu. Tuy nhiên, trong các trường hợp bình thường, ho với đờm là tốt hơn vì nó làm giảm sự khó chịu cho trẻ.
Thở khó, thở khò khè – triệu chứng viêm phế quản điển hình
Một triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em điển hình là thở khò khè giống như tiếng huýt sáo khi thở ra. Nguyên nhân là do sự co thắt của các đường dẫn khí, các nang phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn khiến trẻ thở khó. Những cơn khó thở và ho kéo dài khiến lồng ngực trẻ co rút, lõm xuống đặc biệt khi trẻ gắng sức thở.
Ngạt mũi(nghẹt mũi)
Lớp niêm mạc trong các xoang mũi cũng có thể bị viêm hoặc kích thích tương tự như phổi, dẫn đến chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở. Dấu hiệu này có thể gây nhầm lẫn với cúm hoặc cảm lạnh. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi trẻ để xác định căn nguyên gây nghẹt mũi và có hướng xử lý phù hợp.
Sốt nhẹ và ớn lạnh
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với một nhiễm trùng, vì nó kích hoạt hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao kéo dài cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, trong những ngày mắc bệnh trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, mắt lờ đờ. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể tăng cường hoạt động để chống lại nhiễm trùng. Trẻ có thể có cảm giác mệt mỏi tại các điểm khác nhau trong ngày.
Các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em có diễn tiến bất thường. Đặc biệt nó có thể gây nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác như cảm cúm, viêm phổi. Bên cạnh việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám, cha mẹ cần phân biệt viêm phế quản với các bệnh đường hô hấp khác ngay tại nhà để có hướng xử lý và điều trị ban đầu. Tránh để bệnh trở nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phế quản cho trẻ
Viêm phế quản thường có những triệu chứng khởi phát không rõ ràng, có thể gâu nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác. Vì vậy, trong quá trình chẩn đoán, để tìm hiểu căn nguyên gây bệnh, các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau:
Khám sức khoẻ tổng quát
Trẻ em bị viêm phế quản thường có những cơn thở khò khè đặc trưng mà bác sĩ có thể xác định khi khám sức khoẻ tổng quát cho trẻ. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để lắng nghe phổi vì nghẹt thở và khò khè. Thông thường, trẻ em bị viêm phế quản có tiếng rúc, tiếng thở khò khè phát ra từ phổi khi thở.
Lịch sử y khoa của trẻ
Sau khi khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ sẽ cần thêm một số thông tin lịch sử y khoa và diễn tiến cũng như cách cha mẹ đã xử lý ban đầu tại nhà. Khi đó, cha mẹ cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ các thông tin về lịch sử bệnh lý của trẻ, các triệu chứng viêm phế quản khởi phát ban đầu, các nhóm thuốc hay cách cha mẹ đã sử dụng tại nhà. Ngoài ra, nên cung cấp cho bác sĩ về đặc điểm môi trường sống của trẻ: khu vực sống có bị ô nhiễm không, trong gia đình có ai hút thuốc lá không, trẻ đã tiếp xúc với những ai…
Chụp X-quang ngực
Chụp X-quang ngực thường được tiến hành trong một số tình huống nhất định. X-quang ngực có thể được sử dụng để kiểm tra bất kỳ sự bất thường nào trong phổi. Vì vậy, lý do quan trọng nhất để chụp X-quang ngực là để loại trừ khả năng viêm phổi khỏi chẩn đoán. Trẻ có nhịp tim trên 100 / phút, hô hấp trên 50 lần / phút, và nhiệt độ cơ thể trên 38 o C thường được đề nghị có chụp X quang ngực.
Kiểm tra chức năng phổi
Các xét nghiệm chức năng phổi đo lượng không khí hít vào và thở ra, tốc độ trẻ hít phải và thở ra, lượng oxy vận chuyển vào máu và sức mạnh của cơ phổi. Những khám nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết về sức khoẻ hệ hô hấp và mức độ nghiêm trọng của viêm phế quản mà trẻ đang trải qua. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra mẫu đờm và suy ra nguyên nhân gây nhiễm trùng do sự đổi màu.
Kiểm tra đờm: Chất nhầy mà trẻ nhỏ ho lên sẽ được phân tích để biết các bệnh nhiễm trùng và các bệnh khác, như ho gà. Kết quả xét nghiệm có thể cho biết chủng loại vi khuẩn, virus hoặc nấm trẻ đang mắc phải.
Xét nghiệm máu: Đôi khi các xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra số lượng bạch cầu của trẻ. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu thường là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại bệnh nhiễm trùng. Xét nghiệm máu cũng có thể xác định mức độ oxy đã giảm trong dòng máu của trẻ hay không.
Kiểm tra oxy xung
Oximeter là một máy nhỏ đo lượng oxy trong máu. Để có được phép đo này, một cảm biến nhỏ (như một băng-Aid) được dán vào ngón tay hoặc ngón chân của trẻ. Đo sự hấp thụ khác nhau của ánh sáng hồng ngoại do ôxy hóa và deoxygenated hemoglobin trong mao mạch. Đơn vị hiển thị cho thấy tỷ lệ phần trăm hemoglobin bão hòa oxy (SpO 2 ) cùng với tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh cho mỗi nhịp xung, nhịp tim tính toán và trong một số mô hình, một màn hình hiển thị đồ họa của dòng máu chảy qua đầu dò. Kết quả kiểm tra oxy xung cho biết nồng độ oxy trong máu của trẻ. Nếu kết quả SpO2 > 95%, trẻ viêm phế quản thể nhẹ. Nếu SpO2<92%, trẻ viêm phế quản thể nặng có thể cần nhập viện theo dõi
Dựa vào biểu hiện bệnh viêm phế quản ở trẻ em cùng các kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán. Xác định tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị phù hợp cho từng trẻ. Để bảo vệ và giúp trẻ nhanh phục hồi, cha mẹ nên theo dõi và thực hiện đúng phác đồ điều trị, các hướng dẫn chăm sóc trẻ từ bác sĩ chuyên khoa nhi.
Xem thêm
Cách phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất, tinh khiết
Cách dùng tinh dầu tràm trị viêm đường hô hấp
Thuốc chữa trị viêm phế quản ở trẻ theo Tây y – con dao hai lưỡi
Pingback:Thuốc chữa trị viêm phế quản ở trẻ theo Tây y – con dao hai lưỡi - Carerum
Pingback:Dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ viêm phế quản - Carerum
Pingback:Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em - Carerum
Pingback:Thuốc đông y và bài thuốc chữa viêm phế quản ở trẻ em - Carerum