Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, có tới 60% không biết phụ nữ không có kinh nguyệt không có khả năng sinh con. Lỗ hổng kiến thức chính là nguyên do chính dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn xảy ra khá nhiều trong xã hội ngày nay? Vậy kinh nguyệt là gì và những tác động của nó đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kì hàng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Kinh nguyệt cần thiết cho sự sinh sản cũng như sức khỏe của người phụ nữ. Sự xuất hiện của “nàng nguyệt” do tác động của estrogen. Chất này được tiết ra trong giai đoạn noãn bào phát dục làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh sau khi trứng rụng. Hiện tượng này gây nên những thay đổi về nội tiết.
Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì khoảng mười bốn ngày sau khi trứng rụng. Hoàng thể sẽ thoái hóa. Số lượng estrogen cũng theo đó mà giảm bớt. Điều này khiến niêm mạc tử cung trở nên mỏng, mạch máu bị chèn và co thắt, máu huyết không thông. Từ đó sẽ khiến tổ chức niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng, gây nên hiện tượng chảy máu (nguyệt san).
Đây là một hiện tương sinh lý bình thường và xuất hiện khi cơ thể bước vào tuổi dậy thì. Chúng ta không thể nói chính xác một cô gái khi nào có kinh. Nó tùy thuộc vào trạng thái sinh lý cũng như cơ địa của từng người mà thời điểm xuất hiện là khác nhau. Thông thường, tuổi bắt đầu thấy kinh nằm trong khoảng từ 6 đến 18 tuổi. Phổ biến và nhiều nhất là từ 10 đến 14 tuổi.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Độ dài chu kì kinh nguyệt trung bình được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo, thường là 28 ngày. Tuy nhiên do giai đoạn trưởng thành của nang noãn ở mỗi người là không giống nhau. Do đó những biểu hiện sinh lý cũng khác nhau. Độ dài chu kì nguyệt san cũng có những biến đổi.
Một chu kì kinh kéo dài từ 26 – 34 ngày cũng được coi là bình thường. Kinh nguyệt bình thường kéo dài vài ngày, thường là từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày. Đặc biệt có người có thể kéo dài từ 10 -15 ngày (rong kinh).
Việc “nàng nguyệt” đến vào tuổi dậy thì thường gây ra những khó khăn, hoang mang cho bạn gái. Thậm chí một số người còn sử dụng các biện pháp né tránh, trì hoãn sự xuất hiện cả nó. Đây là một việc làm hết sức nguy hại bởi nếu không có kinh nguyệt, bạn có thể gặp nhiều rắc rối hơn nữa.
Kinh nguyệt – thước đo của một cơ thể khỏe mạnh
Sự xuất hiện của kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng. Nó có mối liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Một chu kì kinh nguyệt đều đặn, một sức khỏe nguyệt san tốt là nền tảng quan trọng để chị em phụ nữ có được sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp hoàn hảo cho chính mình.
Kinh nguyệt mang đến hạnh phúc làm mẹ
Hơn hết, sự xuất hiện của kinh nguyệt còn là minh chứng rõ nhất cho khả năng sinh con ở người phụ nữ, nó chính là biểu thị cho hoạt động của buồng trứng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kinh nguyệt là kết quả của việc tế bào trứng (của chu kì rụng trứng trước) không được thụ tinh và chịu sự điều khiển của hoóc môn sinh dục do buồng trứng tiết ra. Do đó, khi ta hiểu rõ được mối quan hệ giữa kinh nguyệt và sự rụng trứng, nguyên nhân, kết quả và thời gian của sự thụ tinh, chúng ta có thể chủ động trong việc sinh hoạt tình dục để thụ thai hoặc tránh thai. Không có kinh nguyệt đồng nghĩa với việc buồng trứng không hoạt động, và bạn hoàn toàn không có khả năng sinh sản.
Duy trì nét đẹp thanh xuân
Một người phụ nữ còn xuất hiện kinh nguyệt thì chứng tỏ họ còn trẻ. Những nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ phụ nữ thường có tuổi thọ cao hơn đàn ông. Một phần do kết cấu sinh lý. Bởi phụ nữ có tử cung, có kinh nguyệt. Tức là có thêm 1 con đường thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Điều này cũng giúp nâng cao sức khỏe phụ nữ.
Kinh nguyệt không chỉ thể hiện chức năng sinh sản, mà còn là biểu thị cho sức khỏe, vẻ đẹp của chị em phụ nữ. Do đó ngoài việc chăm sóc sức khỏe thật tốt để có một chu kì ổn định, khỏe mạnh. Bạn cũng cần phải cảnh giác với những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Từ đó có giải pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy đến. Nó có thể gây suy giảm chức năng buồng trứng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xem thêm
Từ nguyên nhân đau bụng kinh đến tiềm ẩn nguy cơ vô sinh