Mang thai tuần thứ 27 – bé nhận ra giọng nói của mẹ

mang-thai-tuan-thu-27-be-nhan-ra-giong-noi-cua-me-01

Trong giai đoạn mang thai tuần thứ 27, bé bắt đầu có sự đóng mở mắt. Lúc này bé đã hình thành giấc ngủ sinh lý, có chu kỳ ngủ – thức rõ ràng. Đặc biệt thính giác đã phát triển hoàn thiện, bé có thể nghe và cảm nhận giọng nói của mẹ. Cùng Carerum tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi và những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 27 nhé.

 mang-thai-tuan-thu-27-be-nhan-ra-giong-noi-cua-me-01

Mang thai tuần thứ 27 và sự phát triển của bé

Tuần này, em bé của bạn lớn như đầu súp lơ. Em bé có chiều dài 36,5cm và cân nặng 875 – 1055g. Lúc này trong bụng mẹ, bé đang trải qua giai đoạn hoàn thiện các giác quan. Đặc biệt, bé có thể nghe và cảm nhận giọng nói của mẹ.

Mắt: Mí mắt bắt đầu mở và đóng. Mắt giãn ra và bắt đầu phản ứng với ánh sáng.

Mũi: Được hoạt động đầy đủ và bé có thể cảm nhận mùi vị thông qua nước ối

Da: bắt đầu lắng đọng chất béo dưới lớp da. Da được phủ một lớp sáp trắng – vernix. Đặc biệt da bớt nhăn nheo hơn.

Não bộ: Đang phát triển nhanh chóng. Nó cần nửa năng lượng mà thai nhi có được. Hệ thần kinh bắt đầu kiểm soát một số chức năng của cơ thể.

Xương: Xương chân và xương đùi dài khoảng hai inch.

Phổi, gan và hệ thống miễn dịch: Chưa trưởng thành đầy đủ.

Đôi tai: Khả năng nghe tiếp tục phát triển và bé có thể nhận ra âm thanh giọng nói của mẹ.

Trong tuần này, em bé vẫn có đủ không gian để di chuyển bên trong bụng mẹ. Bạn có thể cảm thấy em bé uống nấc. Vào tuần này, em bé phát triển một giấc ngủ và thức dậy đều đặn trong ngày hơn. Bạn có thể quan sát việc này thông qua siêu âm.

 mang-thai-tuan-thu-27-be-nhan-ra-giong-noi-cua-me-02

Những sự thay đổi cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 27

Vào tuần thứ 27 thai kỳ, cơ thể bạn đã quen dần với những dấu hiệu mang thai điển hình. Tuy nhiên, cũng có những triệu chứng ngày càng gia tăng, nó có thể khiến bạn khó chịu và mệt mỏi.

Tăng lượng calo cho cơ thể: Một phụ nữ mang thai có cân nặng bình thường cần tiêu thụ 2.200 calo. Bạn có thể đáp ứng nhu cu này bằng cách ăn các loại ngũ cốc, sữa, protein, trái cây, rau quả, và chất béo hoặc dầu thực vật lành mạnh. Hạn chế thực phẩm chế biến, đường và chất béo bổ sung. Nó sẽ giúp bạn bổ sung đủ năng lượng cần thiết và ngăn ngừa biến chứng thai kỳ.

Hội chứng ống cổ tay: Áp lực lên dây thần kinh của bàn tay và cổ tay, do lượng máu tăng lên dẫn đến tích tụ chất lỏng trong các mô , gây ra hiệu ứng ngứa ran hoặc tê ở ngón tay, bàn tay và cổ tay. Nó có chiều hướng gia tăng ở cuối tam cá nguyệt thứ hai. Nó thường biến mất một vài tuần sau khi sinh.

Chóng mặt, mệt mỏi: Hormone tăng cao trong thai kỳ làm cho các mạch máu thư giãn và mở rộng, làm tăng lưu lượng máu đến em bé của bạn. Nhưng làm chậm sự quay trở lại của máu vào tĩnh mạch cho bạn. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não, gây chóng mặt.

Hội chứng chân không yên (RLS) là sự thôi thúc không thể kiểm soát được để di chuyển chân nhằm giảm các hiệu ứng ngứa ran khó chịu. Mức huyết sắc tố thấp (<11 g/dl), folate hoặc sắt thấp, thay đổi nội tiết tố (cụ thể là tăng nồng độ estrogen), tiền sử RLS trước khi thụ thai có thể là lý do của hội chứng này.

Các cơn co thắt Braxton Hicks là các cơn co thắt không đều, không thể đoán trước, không thoải mái và ít đau hơn. Giúp cơ thể làm quen với cơn co thắt chuyển dạ. Đây là những điều bình thường và biến mất khi bạn chuyển đổi vị trí, thư giãn hoặc uống đủ nước.

 mang-thai-tuan-thu-27-be-nhan-ra-giong-noi-cua-me-03

Các xét nghiệm, kiểm tra cần thực hiện khi mang thai tuần thứ 27

Trong tuần thứ 27 của thai kỳ, bạn nên có một cuộc gặp gỡ và kiểm tra sức khỏe thai nhi. Bạn nên thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sau:

Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Kiểm tra cân nặng và huyết áp, đo chiều cao cơ bản, đo vòng bụng, chiều cao tử cung

Xét nghiệm nước tiểu:có thể được thực hiện để kiểm tra lượng đường và protein. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhiễm trùng. Protein trong nước tiểu của bạn cũng có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là tình trạng có thể phát triển trong tuần 20 hoặc muộn hơn của thai kỳ. Nó gây ra huyết áp cao, có thể gây ra vấn đề với thận và các cơ quan khác.

Siêu âm: theo dõi sự phát triển của thai nhi, đo nhịp tim thai

Xét nghiệm dung nạp glucose: Đây là xét nghiệm sàng lọc để kiểm tra mức đường trong máu. Nó bao gồm hai cách tiếp cận, một bước hoặc hai bước:

Một bước (OGTT): Kiểm tra lượng đường trong máu lúc đói. Sau đó bạn phải uống 75 gm glucose. Máu được rút ra một lần nữa để thử nghiệm. Từ khoảng thời gian 1 giờ và 2 giờ để đo nồng độ glucose.

Hai bước: Một mẫu máu được rút ra hai giờ sau khi bạn uống 75gm glucose. Thử nghiệm này được gọi là thử nghiệm glucose. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm bất thường. Xét nghiệm dung nạp glucose được thực hiện. Máu được rút ra trong lúc nhịn ăn sau khoảng thời gian một, hai và ba giờ để kiểm tra nồng độ glucose.

Những điều cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 27

Sang tuần thứ 27 của thai kỳ, những việc cần làm trong danh sách của bạn có lẽ sẽ ngày càng tăng lên. Trong tuần này, bạn có thể cần thực hiện một số điều sau

Tiêm vaccine phòng bệnh: Bạn cần tiêm vaccine phòng cúm, uốn ván…trước khi sinh. Ngoài ra bạn nên xét nghiệm viêm gan B. Trường hợp bạn dương tính với virus viêm gan B. Bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng này. Để ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con, em bé cần được tiêm huyết thanh phòng viêm gan B sau khi sinh.

Tham gia lớp học tiền sản: Các kiến thức tiền sản sẽ giúp bạn học cách chăm sóc trước khi sinh. Những lưu ý khi chuyển dạ, những đồ dùng cần thiết cho em bé và mẹ sau sinh. Cách nuôi con bằng sữa mẹ. Đặc biệt việc chia sẻ, kết nối cùng các ông bố bà mẹ trẻ tuổi có thể giảm stress hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể bỏ túi thêm các bí quyết chăm sóc bản thân và em bé.

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nhu cầu năng lượng cung cấp cho mẹ và bé ngày càng tăng cao. Do đó để đảm bảo sức khỏe, bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Uống nhiều nước và tiêu thụ nhiều chất xơ. Chẳng hạn như lúa mì, hạt lanh, trái cây có vỏ, rau, gạo nâu và đậu lăng để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Xem thêm

Từ nguyên nhân tìm cách trị rụng tóc khi mang thai hiệu quả

Rubella khi mang thai – những biến chứng nguy hiểm mẹ cần biết