Dầu tràm luôn là người đồng hành cùng mẹ trong suốt quá trình mang thai và làm mẹ. Vậy mẹ đã biết cách dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh đúng cách hay chưa? Carerum sẽ hướng dẫn mẹ 5 cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh qua chia sẻ dưới đây.
Dầu tràm cho trẻ sơ sinh – người đồng hành cùng mẹ
Khi nhắc đến cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh, hầu hết các mẹ đều có thể kể đến một vài công dụng cơ bản của tinh dầu thiên nhiên này. Tuy nhiên, nếu hỏi mẹ cách sử dụng cụ thể, chi tiết, liều lượng, cách dùng cho từng trường hợp cụ thể, có thể mẹ sẽ bất ngờ và lúng túng.
Vì đơn giản, những kiến thức về tinh dầu tràm mẹ biết là “bí kíp” truyền miệng của các mẹ bỉm sữa trên các diễn đàn, group. Vậy tinh dầu tràm dùng sao cho đúng?
Trước khi tìm hiểu về công dụng và cách dùng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ cần hiểu rõ về “người đồng hành” này.
Tinh dầu tràm là một trong những tinh dầu thiên nhiên, được chiết xuất từ lá, thân, cành của cây tràm gió. Thành phần chủ yếu chứa Cineol (Eucalytol), Alpha Terminal và Limonene. Trong đó hợp chất Cineol – một hợp chất hữu cơ tự nhiên được ví như “trái tim” của dầu tràm.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, hợp chất Cineol (Eucalytol) có tính kháng viên, kháng khuẩn tự nhiên. Đặc biệt nó rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp và giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi rút và các chủng nấm.
Do đó, nếu được chưng cất đảm bảo tiêu chuẩn thì tinh dầu tràm sẽ có rất nhiều công dụng hữu ích, hỗ trợ quá trình chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh hiệu quả.
Hướng dẫn mẹ 5 cách dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tinh dầu tràm là liệu pháp thiên nhiên hữu hiệu khi giải quyết các vấn đề thường gặp như trị vết côn trùng, muỗi đốt, massage thư giãn, trị chứng đầy bụng, ợ hơi, sát khuẩn và trị ho cảm sốt. Tuy nhiên, mỗi một triệu chứng lại có cách sử dụng và liều lượng tinh dầu tràm khác nhau. Mẹ cần ghi nhớ những cách sử dụng này để dùng đúng và tránh làm tổn thương làn da non nót của bé.
Tinh dầu tràm xoa dịu vết côn trùng cắn
Làn da non nớt của bé luôn là đối tượng tấn công lý tưởng của các loại côn trùng và muỗi đốt. Khi bé trị muỗi đốt hay côn trùng cắn gây tổn thương cho da, mẹ chỉ cần xoa nhẹ một chút dầu tràm lên vết cắn. Sau khoảng 15 phút, thành phần Eucalyptol (1,8 – Cineol, chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 23-65%) có trong dầu tràm thẩm thấu qua da sẽ xoa dịu tổn thương, giúp giảm đau, sát khuẩn hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngăn ngừa muỗi và côn trùng tấn công, gây tổn thương cho bé, có thể dùng tinh dầu tràm xoa nhẹ lên bàn chân, ngực hoặc quần áo của trẻ. Mùi hương của tinh dầu tràm cũng có tác dụng xua đuổi, ngăn ngừa côn trùng đến gần bé hiệu quả.
Giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu, kích thích tiêu hóa
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện và đảm bảo sức khỏe tiêu hóa. Bé thường xuyên gặp rắc rối, khó chịu với cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Những lúc như vậy bé thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc.
Khi bé bị đầy bụng, khó tiêu, mẹ có thể giải cứu hệ tiêu hóa bằng cách massage vùng bụng của bé với tinh dầu tràm. Mẹ chỉ cần lấy 1-2 giọt tinh dầu tràm, nhẹ nhàng xoa lên vùng bụng của bé bằng các đầu ngón tay. Massage nhẹ nhàng theo hình xoáy ốc theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra bên ngoài.
Hoạt chất Cineol có trong dầu tràm sẽ thẩm thấu vào da và làm nóng vùng bụng. Từ đó góp phần kích thích tuần hoàn máu vùng bụng và giảm đau dưới da. Bên cạnh đó, việc mẹ massage vùng bụng bằng tinh dầu tràm còn giúp kích thích sự hoạt động của nhu động ruột, đẩy luồng khí ứ đọng, hơi thừa ra bên ngoài. Từ đó, giúp giảm dần các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và tiêu hóa tốt hơn.
Massage thư giãn cho bé
Tinh dầu tràm là một trong những dầu gió thiên nhiên. Tuy nhiên, khác với các loại dầu gió khác, dầu tràm không có tính cay nóng. Vì vậy mẹ có thể dùng tinh dầu tràm massage cho bé.
Để massage cho bé, mẹ lấy 1-2 giọt tinh dầu, xoa nhẹ lên vùng lưng, ngực hoặc bụng của trẻ. Dùng đầu ngón tay thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng. Hoạt chất Ceneol có trong dầu tràm thẩm thấu qua da, làm nóng. Từ đó kích thích lưu thông khí huyết vùng bụng hiệu quả. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Đặc biệt, theo các bác sĩ chuyên khoa tinh dầu tràm có tính ấm, mùi thơm tự nhiên dễ chịu. Quy chủ yếu vào hai kinh phế (phối) và tỳ vị. Nó có công dụng hoạt huyết, khu phong (trị gió). Do đó, mẹ massage vùng bụng, lưng, ngực cho bé bằng tinh dầu tràm sẽ giúp kích thích tiêu hóa. Đồng thời ngăn ngừa sốt cảm ho, viêm phế quản hiệu quả.
Dùng tinh dầu tràm trị ho cho bé
Khi bé có dấu hiệu sốt cảm ho, mẹ chỉ cần dùng 1-2 giọt tinh dầu xoa vào tay. Sau đó massage lên vùng ngực, lưng và cổ của bé theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời, dùng 1 giọt tinh dầu tràm xoa vào 2 bên lòng bàn chân bé. Xoa nhẹ để tinh dầu có thể thẩm thấu nhanh. Sau đó mẹ đi tất vào cho trẻ.
Mẹ thực hiện những thao tác này liên tục từ 2 – 3 ngày liên tiếp. Nó sẽ giúp các triệu chứng sốt cảm ho của bé sẽ dần thuyên giảm.
Dầu tràm cho trẻ sơ sinh giúp kháng khuẩn
Với hoạt chất Eucalyptol – dầu tràm có tính kháng khuẩn cực mạnh. Để chủ động ngăn ngừa virus, vi khuẩn, các loại nấm mốc gây hại cho bé và gia đình, mẹ có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào chén nước nóng hoặc miếng vải bông sạch, máy xông tinh dầu để ở các góc nhà. Điều này sẽ giúp bầu không khí trong gia đình luôn thoáng mát và dịu hương tinh dầu tràm.
Ngoài ra, mẹ có thể chủ động ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây hại cho làn da mỏng manh của bé bằng cách nhỏ từ 4-5 giọt tinh dầu tràm vào nước tắm cho bé. Nó sẽ giúp mẹ chủ động bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của Carerum sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tinh dầu tràm. Đồng thời biết cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Chúc mẹ sẽ luôn là mẹ thông thái trong quá trình cùng bé yêu khôn lớn từng ngày.
Xem thêm
Cách phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất, tinh khiết
Tinh dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, đánh bay cúm mùa
Pingback:Cách dùng dầu tràm trị ho cho bé đơn giản tại nhà - Carerum
Pingback:Chăm sóc da cho bé yêu khỏe mạnh, mịn màng - Carerum