Con cái là của trời cho, các mẹ hãy cũng tìm hiểu hành trình 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ của các bé yêu và cách chăm sóc cho cả hai mẹ con trong suốt thai kỳ nhé!
Sự thụ thai – hành trình đầu tiên con đến bên mẹ
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ chỉ rụng trứng một lần vào giữa chu kỳ. Quan hệ vợ chồng trong thời gian ấy thì tinh trùng có thể gặp trứng để thụ tinh (cấn thai) và khoảng 9 tháng 10 ngày sau đó đứa bé ra đời. Muốn cho “mẹ tròn con vuông” ta nên chọn thời điểm thuận lợi để có con chứ không nên để xảy ra như một “tai nạn”.
Ba tháng đầu – con đang lớn dần
Trong chu kỳ dự định có thai, nếu trễ kinh độ 1 tuần thì nên đi khám thai lần đầu (các mẹ nhớ ghi vào sổ y bạ ngày dự kiến có kinh mà bị trễ và cân nặng của bạn lúc đó). Bác sĩ sẽ hướng dẫn lịch tiêm phòng và các xét nghiệm cần thiết.
Phôi 4 tuần | Phôi 8 tuần | Phôi 3 tháng |
Dài 0,5 cm | Dài 2,5 cm | 7-9 cm, 28 gam |
Khởi điểm từ 1 tế bào phôi, phân 1 thành 2, 2 thành 4…Sau 3 tháng, dạng thai nhi với đầu, mình, tay, chân và đẩy đủ các bộ phận. Mẹ tăng khoảng 1 kg. |
Tám tuần lễ đầu, tuy phôi tăng trọng không đáng kể nhưng sự phát triển của phôi thai ở giai đoạn này rất quan trọng, vì nếu thiếu chất hoặc bị nhiễm độc sẽ cho ra các bộ phận thiếu lành lặn hoặc quái thai.
Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ cần ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ các chất, chứ không cần tăng số lượng. Chỉ cần thêm mỗi ngày một ly sữa bò và một quả trứng gà luộc, hoặc một lon đậu phộng luộc, hoặc 1 ly sữa đậu nành (để cung cấp lactoz và các axit béo cần thiết cho sự phát triển đặc biệt nhanh của tế bào thần kinh não,tủy bào thai để sau này trẻ thông minh hơn).
Từ khi cấn thai, cần uống thêm mỗi ngày 1 viên axit folic 500-1000mcg để ngừa dị tật bẩm sinh và để giảm nhẹ phản ứng buồn nôn, ốm nghén…
Cấn thai mẹ cần kiêng cữ gì không?
- Điều cần nhớ là không gây độc hại cho bào thai: cả hai vợ chồng phải khỏe mạnh và không uống rượu, hút thuốc trong ngày quan hệ vợ chồng.
- Trong quá trình mang thai, thai phụ không hút thuốc, uống rượu, kể cả bia và thức uống có cồn khác; nếu chồng hút thuốc thì nên ra ngoài hút.
- Không dùng bất cứ thuốc gì mà không có ý kiến của bác sĩ (báo cho bác sĩ biết).
- Giữ gìn vệ sinh kỹ và tránh bớt giao tiếp để khỏi bị nhiễm khuẩn và siêu vi khuẩn…
- Không để thiếu axit folic (uống thêm), axit béo thiết yếu (đậu, mè), vitamin A (rau lá xanh đậm, củ quả màu đỏ, cam, vàng…)
- Không để thiêu iod bằng cách dùng muối iod hoặc mỗi tuần 10g rong biển, hổ tai trong suốt thai kỳ.
- Không dùng thừa vitamin A (không uống các viên vitamin A liều cao). Có thể dùng viên tổng hợp vitamin và khoáng chất, trong đó có 5000 IU vitamin A/viên, nhưng nên uống 2 ngày/viên (vì thức ăn đã cung cấp ít nhất 50% nhu cầu cần thiết)
- Trong tháng đầu mang thai không nên quan hệ vợ chồng để tránh nguy cơ xảy thải vì tử cung co giật mạnh lúc đạt cực khoái.
Ba tháng giữa – con đang cựa quậy
Lúc này thai phụ (mẹ) và thai nhi đã hòa hợp nên bà bầu có vẻ tươi tỉnh, ăn uống được để cả hai cùng phát triển, thai nhi cựa quậy mạnh dần.
Khám thai: định kỳ lần thứ hai.
Tiếp tục uống axit folic, thêm mỗi ngày 1 viên 20mg sắt.
Thai thi 4 tháng | Thai 5 tháng | Thai 6 tháng |
16 cm; 113g | 25 cm; 227g | 33 cm; 680g |
Mẹ tăng 1,5kg | Mẹ tăng 1,7kg | Mẹ tăng 1,8kg |
Ăn uống: như quý 1 nhưng tăng thêm mỗi ngày 1 ly sữa và 1 bát cơm, 50g thức ăn giàu đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, sò, ốc, đậu phụ, đậu mè). Nên chia khẩu phần thành 5-6 bữa, càng về cuối cuối quý càng ăn nhiều hơn để mẹ tăng cân như bảng trên.
Ba tháng cuối – chuẩn bị chào đón con yêu
Khám thai lần 3 để bác sĩ kiểm tra
Thai nhi “lớn như thổi”: từ nửa kg ở giữa tháng thứ 6 sẽ tăng lên 3-3,5kg vào cuối tháng thứ 9.
Thai phụ cần ăn nhiều nhưng bào thai lớn, chèn ép bao tử khiến không ăn được nhiều. Do đó cần tăng số bữa ăn lên 6-7 bữa, uống thêm sữa.
Lưu ý: thai phụ dễ bị táo bón, trĩ, phù tĩnh mạch chân, nên cần vận động bình thường, ăn nhiều rau quả tươi nhất là cam, bưởi, rau giấp cá.
Uống thêm mỗi ngày 1 viên 20mg sắt kèm với 200mg vitamin C và 1mg axit folic. Mỗi tuần nên ăn thêm chè rong biển, hổ tai để bổ sung iod.
Thai 7 tháng | Thai 8 tháng | Thai 9 tháng |
38 cm; 1,1 kg | 42 cm; 1,8kg | 50 cm; 3 – 3,5 kg |
Mẹ tăng 1,9kg | Mẹ tăng 2,1 kg | Mẹ tăng 2 kg |
Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ
- 3 tháng đầu chia thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn dễ tiêu hóa. Sáng dậy, uống thêm 1 ly sữa, ăn sáng đầy đủ
- 4 tháng trở đi, ăn thêm 1 bát cơm mỗi ngày với đủ thức ăn. Có đủ chất bột, béo, đạm, rau – trái cây.
Nên
- Uống 1 -3 ly sữa mỗi ngày
- Ăn 3 – 4 quả trứng/tuần
- Ăn thêm rau xanh đậm để bổ sung chất xơ
- Ăn thêm các loại rau củ màu vàng, đỏ, cam để bổ sung thêm vitamin A
- Mỗi tuần ăn vài lần chè rong biển, hổ tai để bổ sung iod
- Với các mẹ huyết áp cao nên hạn chế gia vị mặn
Bà mẹ mang thai cần ăn |
||
Thực phẩm | Phụ nữ bình thường cần ăn mỗi ngày | Có thai 5 tháng cuối cần ăn |
Gạo
Khoai lang Rau lá Rau khác Trái cây Thịt cá Đậu hạt Đậu phụ Dầu mỡ Đướng Nước chấm |
150 – 200g
150g 200g 100g 200g 100g 70g 150g 1 – 2 mcanh 3 – 4 mcanh 1 – 2 mcanh |
175 – 230g
175g 230g 115g 230g 115g 80g 175g 1 – 2 mcanh 3 – 4 mcanh 1 – 2 mcanh |
Mcanh = muỗng canh |
Lưu ý khi khám thai
Ngoài 3 lần khám thai định kỳ nêu trên, khi thấy có dấu hiệu khác thường thì chị em cũng nên đi khám để kiểm tra. Vào tháng cuối thai kỳ, nếu có triệu chứng xuất huyết hay nước lỏng từ âm đạo là phải đến bệnh viên ngay. Đầu tháng thứ 9, đi khám lần cuối để bác sĩ kiểm tra sức khỏe, siêu âm hay chụp X-quang để dự báo sinh dễ hay khó và hướng dẫn cho mẹ những dấu hiệu báo sinh.
Chúc các mẹ và các bé luôn luôn khỏe mạnh và một thai kỳ an toàn, vui vẻ.
Xem thêm:
Những thực phẩm chứa độc tố mẹ cần tránh khi mang thai
Gợi ý những trái cây giàu Vitamin cho thai kỳ khỏe mạnh
Chế độ dinh dưỡng khi cho con bú giúp mẹ cải thiện nguồn sữa mẹ
Pingback:Mang thai tuần thứ 1 - mẹ có biết con đã đến rồi - Carerum
Pingback:Mang thai tuần thứ 6 - sự phát triển của thai nhi và lưu ý khi siêu âm - Carerum
Pingback:Hạ Kali máu trong thai kỳ - nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị - Carerum