Nước ối hoạt động như một cái đệm cho em bé trong bụng bạn. Nó cũng giúp phát triển phổi, đường tiêu hóa và cơ bắp của em bé. Hiện tượng dư ối khi mang thai đôi khi có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ. Carerum sẽ giúp bạn tìm hiểu về dư ối khi mang thai, các nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa để có thai kỳ khỏe mạnh.
Hiện tượng dư ối khi mang thai là gì?
Hiện tượng dư ối khi mang thai có tên khoa học là polyhydramnios hoặc hydramnios (sự tích tụ nước ối). Theo Tổ chức Y khoa thai nhi, Anh, tình trạng này xảy ra ở một trong số 100 trường hợp mang thai.
Lý tưởng nhất, bác sĩ kiểm tra mức nước ối thông qua siêu âm. Thể tích bình thường của nước ối phải nằm trong khoảng từ 500 đến 1000ml. Nếu nước ối vượt quá mức tiêu chuẩn này, nó được gọi là dư ối. Điều này là sự nhắc nhở, cảnh báo một số vấn đề sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.
Nguyên nhân dẫn đến dư ối khi mang thai
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ không rõ lý do tại sao mức nước ối tăng cao. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể liên quan đến tình trạng nguy hiểm này là:
Bệnh tiểu đường thai kỳ
Theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester, những phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể có nguy cơ mắc bệnh hydramnios khi mang thai. Ngoài ra, hiện tượng dư ối khi mang thai cũng có liên quan đến kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường ở người mẹ. Tuy nhiên những trường hợp này rất ít ặp
Hội chứng sinh đôi cùng nhau thai
Trong tình trạng hiếm gặp này, cặp song sinh có chung nhau thai (truyền máu song thai). Khi đó một em bé sẽ nhận được ít nước ối hơn và em bé còn lại nhận được sẽ có một lượng lớn nước ối hoặc polyhydramnios.
Dị tật bẩm sinh
Bất thường bẩm sinh như viêm tá tràng hoặc các tình trạng liên quan đến tim hoặc phổi. Hoặc có những dị tật bẩm sinh khác thường ở bào thai. Ví dụ như hẹp môn vị, hở hàm ếch, bất thường hệ thống thần kinh trung ương thai nhi, bất thường ở hệ tiêu hóa…Những dị tật này sẽ khiến cho thai nhi gặp khó khăn trong quá trình uống và lấy dinh dưỡng từ nước ối và đi tiểu. Từ đó dẫn tới tình trạng thừa ối
Nguyên nhân từ thai nhi
Một số tình trạng khác, chẳng hạn như nhiễm virus, thiếu máu thai nhi, và vấn đề về thận hoặc tim, cũng có thể là nguyên nhân làm tăng lượng nước ối trong tử cung. Tuy nhiên, thông thường nhất, không có nguyên nhân nào khiến nước ối cao hơn, được gọi là, bệnh vô căn.
Triệu chứng cảnh báo hiệu tượng dư ối khi mang thai
Lượng nước ối dư thừa có thể gây áp lực lên tử cung và các cơ quan lân cận. Điều này có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng ở người mẹ:
- Khó chịu ở dạ dày
- Khó thở
- Co thắt tử cung
- Sưng ở thành bụng và chi dưới
- Thay đổi vị trí của thai nhi
- Một tử cung mở rộng hơn bình thường trong thời gian đó trong thai kỳ (chu vi bụng to bất thường)
Mối nguy hiểm từ dư ối khi mang thai
Dư ối có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Trường hợp dư ối, đa ối nạng có thể khiến lượng nước ối trong tử cung tăng cao. Tăng áp lực lên tử cung, dẫn đến cổ tử cung có thể mở rộng, gây ra hiện tượng sinh non. Hoặc nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển, gây bất lợi cho quá trình phát triển khu xương ở thai nhi.
Ngoài ra, dư ối khi mang thai có thể khiến vỡ túi ối sớm. Khi rò rỉ nước ối có thể khiến nhau thai tách ra khỏi tử cung, khiến thai chết lưu hoặc sảy thai. Hoặc nó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của người mẹ, gây mất máu nhiều hoặc băng huyết khi sinh.
Trong trường hợp dư ối khi mang thai có thể kiểm soát được tình hình. Đồng thời giúp chỉ số nước ối trở về bình thường nếu như thăm khám thường xuyên trong thai kỳ, chẩn đoán kịp thời và có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa những rủi ro này.
Cách chẩn đoán dư ối khi mang thai
Dựa trên kiểm tra và các triệu chứng hiển thị, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thai nhi. Nếu kết quả gợi ý về nước ối dư thừa, siêu âm chi tiết được thực hiện.
Có hai cách để đo thể tích nước ối.
- Phương pháp mới nhất và chính xác nhất là đo túi nước ối theo chiều dọc sâu nhất. Phạm vi bình thường lớn hơn 2cm nhưng dưới 8cm.
- Phương pháp thứ hai là AFI hoặc chỉ số nước ối, là tổng của các túi lớn nhất của các bộ phận khác nhau trong tử cung. Nếu số đo này lớn hơn 25cm, nó cho thấy thể tích nước ối dư thừa.
Cách điều trị dư ối khi mang thai
Dư ối khi mang thai hiếm khi cần điều trị, can thiệp y tế. Các lựa chọn điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố nhất định. Ví dụ như mức độ nghiêm trọng của tình trạng, nguyên nhân, triệu chứng và tuổi thai.
Thuốc: Dựa vào nguyên nhân gây ra nước ối dư thừa trong tử cung, các bác sĩ kê đơn thuốc để giảm dịch. Ví dụ, nếu hydramnios là do tình trạng thai nhi, thì thuốc để điều trị tình trạng đó được quy định. Điều này, đến lượt nó, điều chỉnh mức chất lỏng.
Giảm nhẹ: Trong thủ tục này, bác sĩ sẽ đưa một cây kim vào bên trong tử cung để rút hết nước ối. Thủ tục này có thể gây ra một chút khó chịu ở bụng.
Kế hoạch sinh nở: Trong trường hợp các biến chứng có vẻ nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc em bé. Việc sinh nở sớm được lên lịch. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xác định lịch sinh mổ phù hợp.
Trong suốt thai kỳ, bạn nên thăm khám và kiểm tra tình trạng nước ối thường xuyên. Điều này giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi và xác định nguy cơ sinh non. Từ đó có hướng can thiệp y khoa kịp thời. Mặc dù dư ối là dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng khi được chẩn đoán. Hãy bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Xem thêm:
Huyết áp cao trong thai kỳ – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Hạ Kali máu trong thai kỳ – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Pingback:Tầm quan trọng của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ - Carerum
Pingback:Cạn ối khi mang thai và cách khắc phục an toàn - Carerum