Đau âm đạo khi mang thai có phải dấu hiệu bất thường?

dau-am-dao-khi-mang-thai-co-phai-dau-hieu-bat-thuong-02

Đau âm đạo là hiện tượng bạn có thể gặp trong thai kỳ. Đôi khi những cơn đau xuất hiện nhẹ nhàng. Nhưng cũng có lúc nó mang đến những cơn đau dữ dội. Vậy đau âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? Cùng Carerum tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của hiện tượng này nhé.

dau-am-dao-khi-mang-thai-co-phai-dau-hieu-bat-thuong-01

Nguyên nhân đau âm đạo khi mang thai

Đau âm đạo hoặc xương chậu khi mang thai có thể đến từ những thay đổi cơ thể mẹ khi mang thai. Sau đây là những lý do có khả năng gây đau ở vùng âm đạo.

Lưu lượng máu

Khi mang thai, thường có sự gia tăng lưu lượng máu trong tử cung. Sự gia tăng khối lượng và áp lực lưu thông máu có thể gây đau ở vùng âm đạo. Khu vực này có thể bị đau và sưng ngay khi bị ảnh hưởng. Đau âm đạo cũng có thể là do giãn tĩnh mạch âm đạo hoặc các mạch máu mở rộng ở vùng xương chậu trong một số trường hợp.

Nhiễm trùng dẫn đến đau âm đạo khi mang thai

Đau âm đạo cũng có thể xảy ra do nhiễm nấm quanh vùng âm đạo. Đôi khi, nhiễm trùng vùng chậu / âm đạo có thể gây đau cùng với các triệu chứng khác. Chẳng hạn như tiết dịch âm đạo, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau lưng. Candida là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở phụ nữ mang thai

Sự giãn nở cổ tử cung

Nếu đó là một cơn đau có xu hướng tăng cao, đặc biệt là trong giai đoạn sau của thai kỳ, đó có thể là do sự giãn nở của cổ tử cung. Cổ tử cung giãn ra một vài tuần trước khi chuyển dạ. Điều đó có thể gây đau cùng với chảy máu và tăng tiết dịch nhầy âm đạo.

Áp lực của thai nhi

Thai nhi đang phát triển gây áp lực lên vùng xương chậu làm căng dây chằng và cơ bắp, gây đau nhói. Cơn đau này có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút và đôi khi lâu hơn. Nó có thể xảy ra trong ba tháng đầu tiên khi tử cung mở rộng và gây áp lực lên bàng quang và trực tràng. Hoặc trong tam cá nguyệt thứ hai khi em bé ấn vào vùng chậu. Hoặc trong tam cá nguyệt thứ ba khi em bé quay đầu và di chuyển xuống giữa khung xương chậu của mẹ.

Mang thai ngoài tử cung

Đau âm đạo là một trong những triệu chứng của thai ngoài tử cung. Tuy nhiên nó thường rất khó chẩn đoán. Các triệu chứng khác của mang thai ngoài tử cung có thể là chảy máu bất thường, đau ngực, chóng mặt, đau lưng dưới, ngất xỉu, khó thở và huyết áp thấp.

Đau âm đạo cũng có thể xảy ra do các lý do khác như táo bón và khí hư, sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra việc tập thể dục không đúng cách hoặc quá sức cũng có thể gây áp lực lên khung xương chậu. Hay tư thế ngủ sai, căng thẳng thần kinh cũng có thể là nguyên nhân.

dau-am-dao-khi-mang-thai-co-phai-dau-hieu-bat-thuong-02

Cách giảm đau âm đạo khi mang thai

Trong hầu hết các trường hợp, đau âm đạo có thể giảm bớt với một số biện pháp đơn giản. Dưới đây là một vài cách giúp bạn thoải mái hơn:

  • Nằm nghiêng về phía bên trái của bạn. Tư thế này có thể cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực âm đạo.
  • Khi ngồi, giữ cho bàn chân của bạn nâng cao để giảm bớt áp lực cho khung xương chậu.
  • Tắm nước ấm có thể giúp bạn thư giãn. Bạn cũng có thể đứng dưới vòi hoa sen và để nước rơi trên lưng.
  • Nằm ngủ với hông nâng cao.
  • Thực hiện một số bài tập đơn giản như yoga và bơi lội. Nó có thể cải thiện lưu thông máu và tăng cường cơ bắp. Do đó làm giảm đau hiệu quả.
  • Các bài tập vùng chậu như cuộn xương chậu và nghiêng cũng có thể giúp bạn giảm đau âm đạo khi mang thai.

Ngoài ra, tránh chuyển động giật và xoắn đột ngột ở thắt lưng. Không dùng thuốc giảm đau mà không có sự tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ.

dau-am-dao-khi-mang-thai-co-phai-dau-hieu-bat-thuong-03

Các loại đau âm đạo khi mang thai

Quan sát cơn đau và xác định mức độ của nó cũng có thể giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân. Điều này có thể giúp bác sĩ đưa ra các chẩn đoán và cách chăm sóc phù hợp với bạn

Cảm giác đau nhói

Đau nhói là phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nó có thể xảy ra do sự kéo dài của cơ tử cung, do sự hình thành khí hoặc táo bón. Nếu bạn trải qua loại đau này vào khoảng tuần thứ 37, có thể là do chuyển dạ sắp tới, hoặc chỉ là em bé đang di chuyển xuống xương chậu. Bạn không nên quá lo lắng nếu cơn đau là nhỏ và không kéo dài. Tuy nhiên, nếu nó liên quan đến chảy máu, bạn nên đi khám bác sĩ.

Đau nhẹ

Đau âm đạo nhẹ có thể xuất hiện ở cả phụ nữ có thai và không mang thai. Nó có thể xảy ra do viêm các cơ quan vùng chậu. Nếu cơn đau đi kèm với các cơn co thắt hoặc đang dần tăng lên trong thai kỳ, bạn nên trao đổi cùng bác sĩ.

Đau theo cơn

Trong hầu hết các trường hợp, đau cắt nhỏ theo từng cơn có thể xảy ra do tử cung đang phát triển. Nó cũng có thể là một triệu chứng của viêm bàng quang kẽ (viêm hoặc đau bàng quang, niệu đạo hoặc vùng chậu). Nếu cơn đau nghiêm trọng ở giai đoạn sau của thai kỳ, có thể là do bong nhau thai hoặc vỡ nhau thai.

Trong hầu hết các trường hợp, đau âm đạo có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ. Nếu cơn đau nhẹ hoặc vừa, hãy làm theo các biện pháp giảm đau, và nó có thể giúp bạn thoải mái hơn. Nhưng, nếu cơn đau dữ dội và thường xuyên, đừng chủ quan, hãy kiểm tra với bác sĩ ngay lập tức.

Xem thêm

Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau đầu khi mang thai – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tiền sản giật khi mang thai – nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa