Chu kỳ kinh nguyệt không đều – Nguyên nhân và cách điều trị

chu-ky-kinh-nguyet-khong-deu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-01

Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu tình hình họat động nội tiết của trục vùng dưới đồi –  tuyến yên – buồng trứng và tình trạng niêm mạc tử cung. Đó chính là thước đo quá trình hoạt động sinh dục của người phụ nữ. Bởi vậy những rắc rối khi chu kỳ kinh nguyệt không đều mang lại có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của bạn gái.

chu-ky-kinh-nguyet-khong-deu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-01

Như thế nào là chu kì kinh nguyệt không đều?

Chu kỳ kinh nguyệt trung bình được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo, thường là 28 ngày. Tuy nhiên do giai đoạn trưởng thành của nang noãn ở mỗi người là không giống nhau do đó những biểu hiện sinh lý cũng khác nhau và độ dài chu kỳ cũng có những biến đổi. Một chu kỳ kinh nguyệt ngắn từ 26 ngày hoặc kéo dài đến 34 ngày được coi là bình thường.

Tuy nhiên một số bạn gái lại có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thất thường người ta gọi đây là hiện tượng hành kinh không đều hay rối loạn kinh nguyệt. Các trường hợp đó là:

  • Chu kỳ kinh quá ngắn dưới 22 ngày gọi là kinh sớm hoặc quá dài trên 35 ngày là kinh trễ.
  • Lượng máu hành kinh không theo quy luật: Lúc ít quá lúc nhiều quá, màu máu kinh đen hoặc đỏ tươi.
  • Rong kinh : Máu kinh thường xuất hiện một vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là rất ít).
  • Kinh nguyệt thưa hoặc ít: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 36 ngày là kinh thưa. Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, máu kinh dưới 20ml gọi là kinh nguyệt ít( hay gọi là máu bồ câu).
  • Vô kinh: có 2 loại : Vô kinh nguyên phát: Trên 18 tuổi nhưng không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Vô kinh thứ phát là trường hợp đã thấy kinh nguyệt nhưng kinh nguyệt lại ngừng từ 6 tháng trở lên

Nguyên nhân khiến chu kì kinh nguyệt không đều

Chu kì kinh nguyệt không đều là hiện tượng sinh lý bình thường đối với những bạn gái mới bước sang tuổi dậy thì hay ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh do sự thay đổi nổi tiết tố có những biến đổi theo tâm sinh của cơ thể. Tuy nhiên sẽ là bất thường với những người nằm ngoài hai nhóm đối tượng trên, và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ấy chính bởi:

Mất cân bằng về hormone

Sự mất cân bằng hormone có thể khiến cho việc giải phóng noãn bị gặp trục trặc, trứng không rụng nên không thể thụ tinh được. Nguyên nhân gây ra mất cân bằng hormone có thể là do hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì, ăn uống thất thường…

Lo lắng, căng thẳng

Những bất ổn trong tâm trạng cũng là nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ở bạn gái có những xáo trộn. Đặc biệt việc chậm kinh, trể kinh , muộn con có thể khiến phụ nữ trưởng thành áp lực. Điều này vô tình tạo thành vòng tròn luẩn quẩn “chậm kinh – áp lực- chậm kinh”.

Ảnh hưởng của thuốc điều trị

Những phiền toái mỗi khi kinh nguyệt ghé thăm, đặc biệt là chứng đau bụng kinh chính là nguyên do các bạn gái cầu cứu đến thuốc giảm đau. Đặc biệt là thuốc giảm đau tân dược. Việc lạm dụng các loại thuốc này chính là nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bởi thành phần domperidone trong thuốc có thể có ảnh hưởng và gây ra nhu động dạ dày. Ức chế thụ thể dopamine trung ương dẫn đến giảm các corticosteroid. Kết quả là rụng trứng chậm trễ là làm chậm kì kinh nguyệt tiếp theo.

Thêm nữa thành phần của thuốc tránh thai có chức estrogen và progesterone – giúp ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì mức hormone kích thích tố. Do đó khi sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên để giảm đau bụng kinh đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ phải tiếp nhận lượng hormone quá lớn từ bên ngoài vào dễ làm cho chu kì kinh nguyệt bị trì hoãn.

Việc này kéo dài liên tục sẽ khiến buồng trứng người phụ nữ bị ức chế quá lâu, không có hiện tượng rụng trứng, tuyến yên không có nội tiết để làm cho buồng trứng hoạt động.

Ảnh hưởng từ quá trình vận động

Việc tập luyện tập thể thao là vô cùng cần thiết với sức khỏe con người. Tuy nhiên việc lười vận động hay vận động quá mức dẫn đến căng thẳng mệt mỏi cho cơ thể. Nó khiến bạn gái phải đối mặt với những rắc rối của chu kỳ kinh nguyệt kinh nguyệt. Bởi khi ấy hormone leptin có nhiệm vụ báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể, bị rối loạn khiến cho chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng theo.

Hoạt động của tuyến giáp kém

Những thay đổi ở tuyến giáp sẽ làm tăng hoặc giảm bài tiết prolactin – một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Sự thay đổi của nồng độ hormone này có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi, gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có nguy hiểm?

Kinh nguyệt là hình ảnh thể hiện sự hoạt động của cơ quan sinh sản của người phụ nữ (buồng trứng, tử cung). Do đó việc có kinh đều đặn, cơ thể phát triển bình thường là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chính bởi lẽ đó mà hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì với những dấu hiệu bất thường như trên sẽ là mối nguy hại cho thiên chức làm mẹ sau này của bạn gái. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc thụ thai và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Không những thế, hiện tượng này sẽ tạo ra những cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây ra các bệnh viêm nhiễm “vùng kín”. Ví dụ như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…

Do đó, bạn gái cần phải theo dõi chu kì kinh nguyệt của mình để có những hiểu biết và chủ động phát hiện, xác định nguyên nhân gây nên rối loạn. Để từ đó có cách điều trị kinh nguyệt không đều kịp thời. Tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Giải pháp nào khắc phục tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Cách điều trị kinh nguyệt không đều tốt nhất phải đi từ nguyên nhân gây nên bệnh, chỉ có hiểu rõ lý do gây nên hiện tượng này là do đâu thì mới có biện pháp điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên bạn gái có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây để có một chu kỳ kinh nguyệt đều tăm tắp:

  • Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày: ăn đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cân đối, tránh dùng các chất kích thích, bổ sung nhiều rau và hoa quả tươi. Đặc biệt không nên giảm cân quá sức bởi việc thiếu chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn tới tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Giữ cho tâm trạng và tinh thần thoải mái trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, tránh những căng thẳng, lo âu.
  • Tăng cường vận động thể dục thường xuyên, tuy nhiên cần tránh vận động quá mạnh nhay mang vác đồ quá nặng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: thường xuyên chăm sóc, vệ sinh vùng kín để tránh bị nhiễm khuẩn và các bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng là một cách ngăn chặn những dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Xem thêm

Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ – Biết sớm để phòng bệnh vô sinh

Kinh nghiệm điều trị rong kinh, cải thiện khả năng thụ thai