Virus là nguyên nhân viêm phế quản chủ yếu ở trẻ em. Một số trường hợp có thể do vi khuẩn, các tác nhân kích thích và dị ứng gây ra. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ em còn non yếu, hệ miễn dịch tự nhiên chưa đủ sức chống đỡ với những mầm bệnh nguy hiểm từ bên ngoài. Sau đây là một số biện pháp ngăn ngừa mắc bệnh viêm phế quản ở trẻ em.
Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em theo dịch tễ
Mầm bệnh luôn có sẵn từ môi trường bên ngoài. Thật khó có thể tạo cho trẻ một môi trường “vô trùng” hoàn toàn. Tuy nhiên cha mẹ có thể giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh thông qua một số cách hữu hiệu sau:
Trẻ càng tiếp xúc với nhiều nhóm người, càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với một vi-rút hoặc vi khuẩn có thể gây viêm phế quản. Vì vậy, cần tránh đưa trẻ đến những nơi công cộng tập trung đông. Đặc biệt trong mùa lạnh, mùa cúm và những lúc giao mùa. Nếu trường hợp cần đưa trẻ ra ngoài. Hãy cho trẻ đeo khẩu trang kháng khuẩn. Điều này giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, đặc biệt trong mùa dịch.
Hướng dẫn trẻ tập thói quen làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nên hướng dẫn trẻ rửa sạch sẽ tay chân bằng xà phòng và nước, hoặc rửa bằng chất tẩy rửa bằng cồn nếu không có xà bông và nước. Đặc biệt trước khi ăn và sau khi chơi đồ chơi. Sau đó cần giúp trẻ vệ sinh răng miệng. Những mầm mủ trong miệng và cổ họng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Từ đó gây ra viêm phế quản. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày. Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa ít nhất hai lần một năm. Điều này vừa giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng. Vừa chủ động ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp khác.
Tránh xa các tác nhân gây viêm phế quản
Tránh hút thuốc và khói thuốc lá: Phương pháp phòng ngừa này bao gồm tránh khói thuốc. Xây dựng cho trẻ một môi trường sống trong lành “không” khói thuốc lá. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản và các bệnh khác. Từ bỏ thuốc lá, không chỉ giúp bạn sẽ được bảo vệ mình khỏi các mối nguy hiểm từ thuốc lá. Mà còn giúp bạn bảo vệ trẻ em và các thành viên trong gia đình của bạn.
Giữ khoảng cách: Đây là biện pháp phòng ngừa cho những người khác có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của viêm phế quản và các bệnh nhiễm trùng hô hấp. Cần tạo cho trẻ một khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác. Đồng thời cần giữ trẻ tránh xa những trẻ hoặc người đang bị viêm đường hô hấp. Điều này giúp bảo vệ trẻ khỏi bị lây nhiễm virus – nguyên nhân viêm phế quản chủ yếu ở trẻ.
Bên cạnh việc hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh, để bảo vệ trẻ toàn diện và giúp trẻ có thể tự “chống chọi” được với “kẻ thù” từ bên ngoài. Bạn cần giúp trẻ cải thiện và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng lớp tường rào bảo vệ cơ thể vững chắc. Giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch với mầm bệnh.
Cân bằng dinh dưỡng – Cách phòng bệnh viêm phế quản hiệu quả
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ em. Để đảm bảo trẻ tăng trưởng và phát triển tốt cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một thực đơn cân băng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm, selen, magie…Đây là những nhóm thực phẩm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Góp phần hệ miễn dịch của cơ thể.
Cùng với chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần bổ sung nước đầy đủ cho trẻ. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể đảm bảo các hoạt động chuyển hóa cần thiết. Đồng thời uống đủ nước còn giúp trẻ giảm thiểu mệt mỏi, căng thẳng khi mắc bệnh.
Với trẻ lớn, có thể bổ sung nước thông qua nước lọc, sữa, nước ép trái cây, các món canh soup. Với trẻ dưới 6 tháng nên bổ sung lượng nước cần thiết qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi cần bổ sung nước theo hướng dẫn từ các bác sĩ nhi khoa.
Tiêm phòng định kỳ – cách phòng bệnh viêm phế quản chủ động
Vắcxin phòng bệnh cúm hàng năm không chỉ giúp trẻ ngăn ngừa bị cúm, nó cũng có thể ngăn ngừa nhiều trường hợp viêm phế quản. Với trẻ em từ 6 tuần tuổi trở nên, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng phế cầu khuẩn, phòng cách bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm họng…và tiêm nhắc lại theo lịch tiêm chủng của trẻ.
Bên cạnh đó, Khi trẻ mắc bệnh viêm phế quản cấp, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Điều trị dứt điểm các đợt viêm cấp, kể cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
Xem thêm:
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em bằng bài thuốc dân gian
Pingback:Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em - Carerum
Pingback:Thuốc đông y và bài thuốc chữa viêm phế quản ở trẻ em - Carerum
Pingback:Cẩm nang chăm sóc bé - cách giảm ho hiệu quả - Carerum