Chế độ dinh dưỡng giúp giảm huyết áp cao khi mang thai

che-do-dinh-duong-giup-giam-huyet-ap-cao-khi-mang-thai-01

Huyết áp cao khi mang thai là sự gia tăng huyết áp bất thường. Nó có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thai kỳ. Đừng lo lắng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp bạn điều hòa, ổn định và giảm huyết áp cao khi mang thai. 

che-do-dinh-duong-giup-giam-huyet-ap-cao-khi-mang-thai-01

Phân loại huyết áp cao khi mang thai

Huyết áp cao trong thai kỳ được chia làm các dạng chính sau:

Tăng huyết áp mãn tính: Đó là huyết áp cao được phát triển trước khi mang thai. Nó kéo dài trong khoảng 12 tuần trở lên sau khi sinh.

Tăng huyết áp thai kỳ: Loại này, còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai, phát triển trong thai kỳ. Đặc biệt là sau 20 tuần mang thai và thường thoái lui khi sinh.

Tiền sản giật: Đây là một tình trạng nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai. Đó là hậu quả của tăng huyết áp mãn tính và thai kỳ. Sau 20 tuần mang thai, một người phụ nữ sẽ bị tăng huyết áp cũng như protein trong nước tiểu tăng cao. Nó có thể gây tử vong cho mẹ và bé nếu không được điều trị.

che-do-dinh-duong-giup-giam-huyet-ap-cao-khi-mang-thai-02

Thực phẩm kiểm soát huyết áp cao khi mang thai

Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là giải pháp duy nhất để chống lại huyết áp cao cho mẹ bầu. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm sau đây để giảm huyết áp khi mang thai :

Axit béo – giảm huyết áp cao khi mang thai

Thực phẩm giàu axit béo thiết yếu giúp chống tăng huyết áp. Bạn có thể lựa chọn các loại hạt chứa dầu và giàu axit béo lành mạnh. Ví dụ như hạt chia, trái bơ, hạt cây phỉ, quả óc chó, hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt macca. Ngoài ra, còn có một số loại dầu có chứa axit béo thiết yếu với số lượng lớn là: Dầu hạt lanh, dầu dừa, dầu ô liu.

Bạn cũng có thể lựa chọn các loại cá có dầu như cá hồi, cá trích, cá mòi và cá thu. Bạn nên dùng các loại thực phẩm tươi mới. Tránh dùng thực phẩm đóng hộp, nó có thể chứa chất bảo quản ảnh hưởng đến huyết áp và thai kỳ.

Sản phẩm sữa lên men

Các sản phẩm sữa lên men có một số chủng vi khuẩn có thể làm giảm huyết áp cao. Do đó, bạn nên kết hợp các sản phẩm như: sữa chua tự nhiên, parmesan cheese, Cheddar phô mai, Phô mai mozzarell. Bạn nên tiêu thụ một hoặc hai phần của các sản phẩm sữa lên men này hàng ngày.

che-do-dinh-duong-giup-giam-huyet-ap-cao-khi-mang-thai-03

Thực phẩm giàu Canxi & Magiê

Chế độ ăn uống khi mang thai dành cho mẹ bầu cao huyết áp cần có nhiều canxi và magiê. Chúng không chỉ làm giảm huyết áp mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát ở phụ nữ mang thai.

Canxi và magiê được tìm thấy rất nhiều trong các loại rau lá xanh như: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, rau xanh đậm…Bạn cũng có thể tìm thấy canxi và magie trong các loại rau khác như: Cà chua, cà rốt, đậu xanh, đậu hà la, củ hành tây, khoai lang, măng tây, cần tây, bí đao, tỏi…Các loại trái cây chứa nhiều canxi như: lê, quả mơ, dứa, dâu tây, bưởi, táo, mận, thạch lựu…

Bổ sung vitamin D

Tăng huyết áp có thể xảy ra do thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ mang thai. Thực phẩm có chứa Vitamin D là: Phô mai, lòng đỏ trứng, gan bò, cá thu, cá ngừ và cá hồi. Những thực phẩm khác được tăng cường Vitamin D như nước cam, sữa đậu nành và một số sản phẩm từ sữa và ngũ cốc

Chúng ta đều biết rằng ánh nắng mặt trời là một nguồn Vitamin D. Tuy nhiên, thực phẩm và ánh nắng mặt trời không thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể về lượng vitamin D cần thiết. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên uống bổ sung Vitamin D thường xuyên. Luôn luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung.

Ngũ cốc nguyên hạt

Mỗi ngày, bạn phải ăn ba phần bốn ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, hạt cây kê, bột mì, gạo lức, kiều mạch, lúa mạch đen, Quinoa…Những loại ngũ cốc nguyên chất này rất giàu chất xơ hòa tan giúp kiểm soát tăng huyết áp. Chúng cũng giúp giảm nhu cầu dùng thuốc để điều trị huyết áp cao.

Chìa khóa để chống lại chứng tăng huyết áp khi mang thai là duy trì lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn chế độ dinh dưỡng có ít natri, hạn chế chất béo và có lượng muối thấp. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ngũ cốc nguyên hạt và nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bạn ổn định huyết áp khi mang thai. Đồng thời, bạn nên tránh xa các lối sống không lành mạnh như sử dụng rượu, hút thuốc, chất kích thích.

Xem thêm

Huyết áp cao trong thai kỳ – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Tiền sản giật khi mang thai – nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

6 thực phẩm bổ sung huyết sắc tố cho mẹ bầu