Cẩm nang chăm sóc da khi mang thai cho mẹ bầu

cam-nang-cham-soc-da-khi-mang-thai-cho-me-bau-02

Hành trình mang thai, người phụ nữ phải hi sinh làn da tươi trẻ, thay vào đó là sự xuất hiện các vết rạn trên da, trứng cá, viêm da… Điều này làm cho mẹ bầu trở nên “kém xinh” hơn. Chớ vội lo lắng, cùng Carerum tìm hiểu về các vấn đề da liễu thường gặp và cách chăm sóc da mịn đẹp khi mang thai nhé.

cam-nang-cham-soc-da-khi-mang-thai-cho-me-bau-01

Những thay đổi làn da khi mang thai

Một làn da sáng mịn, căng tràn sức sống là vũ khí làm đẹp “bất bại”  của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến làn da “xuống sắc” nhanh chóng. Bạn có thể gặp các vấn đề sau đây:

Vấn đề da liễu trước thai kỳ: Nếu bạn đã có một vấn đề về da liễu hiện tại, nó có thể được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn khi mang thai.

Tình trạng da liên quan đến nội tiết tố: Những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong cơ thể có thể kích hoạt một số tình trạng da lành tính (nhẹ). Ví dụ như nám da, sạm da, đường chỉ bụng, mề đay, dị ứng…

Tình trạng da do sự thay đổi của cơ thể: Một số thay đổi về da khi mang thai là do những thay đổi sinh lý khác nhau mà bạn gặp phải. Ví dụ rạn da, ngứa, khô da…

cam-nang-cham-soc-da-khi-mang-thai-cho-me-bau-02

Cách chăm sóc da khi mang thai

Hầu hết các thay đổi về làn da khi mang thai là lành tính. Nó không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn thai kỳ. Việc chăm sóc da đúng cách có thể giúp bạn bảo vệ và duy trì nét tươi trẻ của làn da.

Cách chăm sóc da mụn trứng cá

Thay đổi nội tiết tố, sản xuất dầu và tăng lưu lượng máu trong thai kỳ có thể dẫn đến mụn hoặc mụn trứng cá . Nếu bạn đã có một vấn đề về mụn trứng cá, nó có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn mang thai.

Mụn trứng cá thường mang đến những vết sưng viêm, mụn đỏ trên da. Đôi khi nó có thể khiến bạn cảm thấy ngứa và khó chịu. Tuy nhiên, khi mang thai, làn da của bạn trở nên nhạy cảm hơn. Do đó bạn nên cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa hoặc điều trị mụn trứng cá.

Để làm dịu những vết mụn trứng cá, bạn nên rửa mặt nhẹ nhàng với nước ấm. Hoặc bạn có thể dùng các sản phẩm sữa rửa mặt có nguồn gốc tự nhiên, an toàn với mẹ bầu. Đồng thời nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế các sản phẩm sữa béo, đồ ăn chiên rán, cà phê…Nó có thể gây kích ứng da và làm tình trạng viêm da, trứng cá nghiêm trọng hơn.

Mụn thịt – Skin tags

Mụn thịt, hay dân gian còn gọi là mụn cơm. Nó thường có màu nâu hoặc trùng với màu da. Achorchordons – là một trong những chất tăng trưởng lành tính dễ nhận biết nhất xuất hiện trên da. Nó thường xuất hiện trong diện mạo của những nốt sần trên da. Ban đầu nó có kích thước rất nhỏ khoảng vài milimet. Tuy nhiên, theo thời gian mụn thịt phát triển càng ngày càng to.

Mụn thịt có thường xuất hiện ở vùng cổ, nách, mí mắt và vùng háng. Đặc biệt, nếu bạn gặp tình trạng mụn thịt trước khi mang thai, nó có thể phát triển nhanh hơn trong thai kỳ. Bởi vì sự thay đổi của nội tiết tố và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng cao là nguồn thức ăn phong phú nuôi dưỡng nó. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhan sắc và khiến bạn mất tự tin trong thai kỳ.

Đa số mụn thịt là lành tính và nó không ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ gắn bó với bạn và lớn dần lên theo thời gian. Để loại bỏ mụn thịt, bạn nên hỏi ý kiến tư vấn từ các bác sĩ da liễu. Các loại mụn thịt kích thước nhỏ có thể dễ dàng loại bỏ chỉ bằng kéo phẫu thuật. Các loại mụn thịt kích thước lớn, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật. Bạn có thể chọn phương pháp đóng băng (sử dụng nitơ lỏng) để làm cho mụn thịt tự rụng đi hoặc loại bỏ mụn thịt dư bằng laser.

Rạn da và cách chăm sóc da khi mang thai

Điều này có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố hoặc kéo dài làn da của bạn trong thai kỳ. Vết rạn da có thể xuất hiện trên bụng, mông, hông và ngực. Những dấu hiệu này xảy ra do sự kéo dài của các sợi elastin của da. Nó rất phổ biến trong khi mang thai và có xu hướng mờ dần sau khi sinh.

Để ngăn ngừa các vết rạn da, bạn cần giữ ẩm cho làn da của. Các liệu pháp tự nhiên với bơ ca cao, dầu ô liu, kem vitamin E hoặc nha đam có thể giúp giảm vết rạn da hiệu quả.

Nếu các vết rạn da kéo dài, bạn có thể lựa chọn một vài phương pháp điều trị sau sinh. Chúng bao gồm liệu pháp tretinoin uống và điều trị bằng laser. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa khi thực hiện các phương pháp này.

cam-nang-cham-soc-da-khi-mang-thai-cho-me-bau-03

Chăm sóc da khi mang thai bị nám, sạm

Đây thường là một tình trạng da liên quan đến hormone. Khoảng 90% phụ nữ mang thai có thể xuất hiện tăng sắc tố, sạm da của một số khu vực của da. Chẳng hạn như nách, vùng sinh dục và núm vú. Điều này thường xảy ra vì các hormone thai kỳ kích hoạt sản xuất sắc tố. Nám và linea nigra là hai dạng tăng sắc tố mà bà bầu gặp phải.

Để hạn chế nám, sạm da khi mang thai, bạn nên sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài. Vì tia UV có thể làm cho sắc tố xấu hơn. Bạn cũng có thể thực hiện một vài biện pháp đơn giản. Chẳng hạn như che da và đội mũ trong khi ra ngoài nắng để giảm sạm da trong và sau khi mang thai.

Mẩn ngứa và nổi mề đay khi mang thai (PUPPP)

Tình trạng da đặc trưng cho thai kỳ này gây ra phát ban nhỏ hoặc nổi mụn đỏ, gây cảm giác ngứa, khó chịu. Nó bắt đầu như một phát ban nhỏ hoặc vết sưng trên vùng bụng và có thể phát triển thành một mảng lớn hơn (mề đay) sau đó. Phát ban cũng có thể lan đến ngực, mông và đùi. Mặc dù không có tác dụng phụ nào đối với thai kỳ, nhưng việc điều trị sẽ giúp bạn tránh ngứa và khó chịu.

Để giảm và điều trị mẩn ngứa, mề đay khi mang thai, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm cho da, tắm nước mát và giữ cho làn da luôn thoáng mát. Với trường hợp mẩn ngứa kéo dài, bác sĩ có thể kê đơn Corticosteroid tại chỗ, thuốc kháng histamine đường uống và glucocorticoids toàn thân. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh ứ mật trong gan khi mang thai (Intrahepatic cholestasis of pregnancy – ICP)

Ứ mật trong gan khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị ngứa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ICP là hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể tăng cao đột biến. Gây áp lực và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tăng tiết dịch mật trong gan. Từ đó làm cho hàm lượng axit mật và muối mật tăng lên. Nó có thể gây vàng da, nước tiểu vàng và ngứa ran trên da.

Mặc dù ICP hiếm gặp trong thai kỳ. Nhưng có thể nguy hiểm với thai nhi. Khi gan tăng tiết dịch và làm tắc nghẽn dịch mật. Các độc tố có thể khiến thai nhi nhiễm độc và chết lưu hoặc khiến trẻ nhẹ cân, suy giảm đề kháng khi chào đời.

Khi xuất hiện tình trạng ngứa da thai kỳ, bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng thai nhi, sức khỏe của mẹ, hàm lượng axits dịch mật để đưa ra phương pháp điều trị an toàn. Khi axit mật quá cao, bác sĩ có thể chỉ định dùng Ursodeoxycholic Acid để làm giảm axit mật. Đồng thời giúp hạ bớt độc tính đối với thai nhi, đảm bảo an toàn thai kỳ.

Hi vọng rằng những chia sẻ của Carerum sẽ giúp bạn tự tin hơn trong thai kỳ. Hãy theo dõi Carerum để cập nhật thêm những thông tin chăm sóc sức khỏe mẹ và bé mới nhất nhé.

Xem thêm

Bí quyết trị nám da khi mang thai, giải cứu làn da cho mẹ bầu

Học cung đình Huế cách dùng tinh dầu tràm cho phụ nữ sau sinh

Liệu pháp tự nhiên trị rụng tóc khi mang thai