Cảm lạnh khi mang thai – nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

cam-lanh-khi-mang-thai-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-ngua-02

Cảm lạnh khi mang thai thường mang đến những cơn ho, khó thở, viêm mũi và sốt. Tuy nhiên lúc này bạn khó có thể tìm đến sự cứu trợ từ những viên thuốc tân dược. Do đó, tự chăm sóc, bảo vệ, ngăn ngừa cảm lạnh là giải pháp tối ưu dành cho mẹ bầu. Cùng Carerum tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa cảm lạnh khi mang thai nhé.

cam-lanh-khi-mang-thai-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-ngua-01

Nguyên nhân cảm lạnh khi mang thai

Cảm lạnh là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biển. Và nó có thể trở nên phổ biến hơn trong thai kỳ. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, cảm lạnh không chỉ do cơ thể, đường hô hấp bị nhiễm lạnh mà nó còn đến từ nguyên do khác. Đó chính là virus.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, virus là nguyên nhân gây cảm lạnh chủ yếu. Bạn có thể bất ngờ hơn khi có hơn 200 chủng loại virus có thể dẫn đến cảm lạnh và viêm đường hô hấp trên.

Virus mũi người: Có hơn 100 loại virut này có thể gây cảm lạnh thông thường. Chúng tồn tại tốt nhất bên trong mũi của con người. Những vi-rút này rất dễ lây lan, nhưng hiếm khi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Virus corona: Chỉ có khoảng sáu loại virut này có thể ảnh hưởng đến con người, trong khi phần còn lại chỉ thấy ở động vật. Chúng chủ yếu gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và COVID-19. Đây là đại dịch toàn cầu, khởi phát từ tháng 11/2019 tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

Virus parainfluenza ở người (HPV), adenovirus và virus hợp bào hô hấp (RSV): Những virus này gây nhiễm trùng nhẹ và có thể ảnh hưởng nếu bạn có hệ thống miễn dịch yếu. Đặc biệt chúng RSV có thể lây nhiễm qua đường hô hấp. Nếu phụ nữ mang thai và trẻ em mắc phải có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính.

cam-lanh-khi-mang-thai-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-ngua-02

Triệu chứng cảm lạnh khi mang thai

Cảm lạnh thường bắt đầu khởi phát từ một cảm giác đau rát cổ họng (viêm họng). Tình trạng này sẽ kéo dài trong một vài ngày liên tiếp. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu trải qua các triệu chứng cảm lạnh thông thường như:

  • Chảy nước mũi mà sau này có thể bị nghẹt mũi
  • Hắt hơi liên tục khiến bạn khó chịu
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Ho khan sẽ bắt đầu sau khi hết lạnh
  • Sốt nhẹ

Khi mang thai, các triệu chứng cảm lạnh của bạn sẽ kéo dài hơn. Bởi vì hệ thống miễn dịch hoạt động với tốc độ chậm hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng. Những triệu chứng này có thể giảm dần sau khoảng một tuần. Đặc biệt nó sẽ không đi qua nhau thai và lây nhiễm cho em bé của bạn.

Cách phân biệt cảm lạnh và cúm khi mang thai

Đôi khi bạn có thể nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cúm khi mang thai. Tuy nhiên, chúng có những triệu chứng lâm sàng đặc trưng khác nhau, bạn có thể dễ dàng phân biệt hai chứng bệnh đường hô hấp này:

Cảm lạnh nhẹ hơn cúm. Các triệu chứng của nó phát triển dần dần. Ban đầu bệnh bắt đầu bằng viêm họng, sốt nhẹ. Những triệu chứng này chỉ kéo dài trong một vài ngày. Sau đó nó sẽ giảm dần và bạn bắt đầu ho, sổ mũi và hắt hơi. Nếu chăm sóc tốt, bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày.

Cúm: là một tình trạng viêm đường hô hấp nghiêm trọng. Bệnh thường phát triển đột ngột không giống như cảm lạnh. Các dấu hiệu bao gồm sốt cao trên 38 độ và cao hơn. Cơ thể nổi gai ốc, có cảm giác ớn lạnh, đau đầu, đau họng làm nặng thêm hai hoặc ba ngày (không giống như cảm lạnh). Virus cúm khiến cơ thể mệt mỏi, yếu cơ và đau nhức cơ bắp. Bạn cũng có thể thỉnh thoảng hắt hơi và ho nặng. Đặc biệt, cúm nguy hiểm và có thể gây dị tật thai nhi nếu bạn nhiễm visur cúm vào những tháng đầu tiên của thai kỳ.

cam-lanh-khi-mang-thai-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-ngua-03

Cách phòng ngừa cảm lạnh khi mang thai

Cảm lạnh thường khiến bạn mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc cảm lạnh trong 12 tuần đầu của thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên, mà không có sự kê đơn của bác sĩ. Đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển các cơ quan của em bé. Sau 12 tuần, bác sĩ có thể kê toa một trong những loại thuốc trị cảm lạnh. Tuy nhiên, các nhóm thuốc tây y có thể gây tác dụng không mong muốn.

Vì vậy, nếu bị cảm lạnh khi mang thai, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà. Bạn nên uống đủ nước, lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A và Vitamin C. Đây là những nhóm vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Góp phần giúp bạn nhanh lành bệnh hơn.

Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo thoải mái, giữ không gian sống quanh nhà và trong phòng sạch sẽ, thoáng khí. Điều này giúp quá trình nghỉ ngơi, dưỡng sức hiệu quả hơn. Đặc biệt, bạn cần có những biện pháp ngăn ngừa cảm lạnh tái phát trong thai kỳ.

Giữ gìn vệ sinh

Rhinovirus, loại virus gây cảm lạnh thông thường, lây lan qua không khí. Các giọt trong không khí chứa virus, và khi hít vào, bạn sẽ bị cảm lạnh. Lý do khác để truyền lạnh là tiếp xúc tay. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm lạnh là giữ vệ sinh cá nhân tốt. Hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn. Ngoài ra, tránh chạm vào mặt của bạn.

Tiêm phòng cúm hàng năm

Tiêm vắc-xin cúm để bảo vệ bạn khỏi dịch cúm và cảm lạnh. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, virus cúm luôn có sự biến đổi, khác biệt. Do đó, bạn nên tiêm vắc xin cúm nhắc lại mỗi năm một lần để ngăn ngừa dịch cúm mùa.

Thuốc khử trùng tay

Luôn luôn mang theo một chất khử trùng tay khi bạn đi ra ngoài. Hãy nhớ rằng bạn có thể không có cơ hội để rửa tay, và trong những trường hợp như vậy, bạn có thể sử dụng chất khử trùng để làm sạch tay. Chất cồn có trong nó giảm thiểu sự lây lan của virus gây cảm lạnh.

Một cách tốt để ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh và cũng tăng cường khả năng miễn dịch của bạn là ăn thực phẩm có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn.

Hạnh nhân

Hạnh nhân có thể tăng cường khả năng miễn dịch của bạn trong thai kỳ. Vỏ của hạt chứa các hóa chất tự nhiên giúp các tế bào bạch cầu xác định virus và tiêu diệt chúng.

Ăn một nắm hạnh nhân mỗi ngày vì chúng được bổ sung đầy đủ đồng, riboflavin và mangan, giúp cơ thể sản xuất năng lượng. Chúng cũng chứa canxi và phốt pho giúp củng cố xương và răng. Phenylalanine giúp cải thiện chức năng não. Chúng ta đừng quên rằng hạnh nhân có chứa axit folic mà bạn cần cho sự phát triển đúng đắn của hệ thống thần kinh và não của bé.

Vitamin D

Vitamin D còn được gọi là vitamin ánh nắng vì làn da của bạn sản sinh ra nó khi tiếp xúc với tia nắng mặt trời. Nó là điều cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và ngăn ngừa cảm lạnh. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung vitamin D khi mang thai và ngay cả khi cho con bú. Bạn cũng có thể nhận vitamin D từ các nguồn thực phẩm, chẳng hạn như cá và trứng, bơ thực vật tăng cường và ngũ cốc ăn sáng.

Kẽm

Kẽm là một khoáng chất vi lượng hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn. Một nghiên cứu cho thấy những người dùng viên ngậm có chứa kẽm có thể rút ngắn thời gian bị nhiễm lạnh. Cơ thể của bạn cũng cần kẽm để sản xuất, hoạt động và sửa chữa DNA. Bạn có thể nhận kẽm từ một loạt các nguồn thực phẩm, bao gồm đậu, các loại hạt, mầm lúa mì, các sản phẩm từ sữa và bánh mì.

Với việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng một vài ngày. Nếu các triệu chứng cảm lạnh không giảm trong hai đến ba ngày hoặc bạn cảm thấy mình đang bị nhiễm trùng thứ cấp. Hãy đến các cơ sở y khoa thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm

Lời khuyên giúp mẹ tăng cường miễn dịch khi mang thai

Sốt khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không?

Cách chăm sóc mẹ bầu sốt khi mang thai