10 dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ em

10-dau-hieu-thieu-dinh-duong-o-tre-em-03

Dinh dưỡng cân bằng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thế chất và trí tuệ của trẻ em. Việc thiếu hụt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và tương lai của trẻ. Sau đây là 10 dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ em mà mẹ không thể lơ là.

10-dau-hieu-thieu-dinh-duong-o-tre-em-01

Trầm cảm – dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ em

Trầm cảm và lo lắng tất cả bắt đầu xuất hiện trong não bộ của trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng. Trong đó phải kể đến việc thiếu hụt Protein trong chế độ dinh dưỡng. Hầu hết protein từ thực vật có chứa một số lượng axit amin không đầy đủ. Protein từ thực phẩm động vật có nhiều khả năng chứa tất cả các axit amin và dễ hấp thụ hơn.

Tại sao axit amin rất quan trọng? Bởi vì não bộ sử dụng axit amin để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh. Bạn đã từng nghe về Serotonin. Endorphin. Catecholemines và GABA chưa? Một sự cân bằng hợp lý của các chất dẫn truyền thần kinh này giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc và bình tĩnh thay vì chán nản và lo lắng.

Một chế độ dinh dưỡng với lượng protein hoàn chỉnh là câu trả lời cho việc điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng này. Đối với những trường hợp trẻ suy dinh dưỡng nặng, bạn có thể bổ sung trực tiếp bằng các axit amin để giúp hỗ trợ, phục hồi cơ thể cho trẻ.

Trẻ em có dấu hiệu tăng động

Giống với trầm cảm, trường hợp tăng động ở trẻ em có liên quan đến khả năng xử lý thông tin của bộ não và giữ bình tĩnh cùng một lúc. Trẻ em hiếu động thường có hệ vi khuẩn và tiêu hóa kém. Điều này có thể khiến cơ thể khó hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.

Do đó, bạn nên loại bỏ những thức phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ. Thay vào đó bạn nên chuẩn bị cho trẻ thực đơn giàu dưỡng chất. Bổ sung thêm protein từ động vật. Ví dụ như thực phẩm từ thịt đỏ, thịt nạc, thịt gà…Thêm vào đó, bạn cần bổ sung thêm các nhóm thực phẩm giàu lợi khuẩn cho đường ruột. ví dụ như sữa chua, men vi sinh…

Trẻ chậm nói – dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ em

Nói chậm có thể liên quan đến sự thiếu hụt trong B12. Thực phẩm giàu B12 là thịt nội tạng, thịt bò, thịt gà, cá , động vật có vỏ, thịt lợn, sữa và trứng. Bạn nên cân đối và bổ sung thêm những thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

10-dau-hieu-thieu-dinh-duong-o-tre-em-02

Da và tóc khô

Trẻ em khỏe mạnh thường có mái tóc bóng đẹp và làn da mịn màng. Tuy nhiên, trẻ suy dinh dưỡng thì ngược lại. Trẻ có thể có mái tóc khô, xơ, rối và da tái xanh, nhợt nhạt.

Da và tóc khô có thể liên quan đến sự thiếu hụt các vitamin tan trong chất béo như Vitamin A, D, E và K2. Đây là những nhóm vitamin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tươi sáng, đàn hồi của làn da. Do đó nếu trẻ có những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trên. Bạn nên lựa chọn bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn hàng ngày.

Ngoài ra, nếu tình trạng của trẻ biến chứng nặng, bạn có thể lựa chọn một số xét nghiệm phân tích thành phần máu. Nhằm xác định tình trạng thiếu hụt các nhóm vitamin và vi lượng cụ thể. Đồng thời, bạn có thể bổ sung viên uống vitamin tổng hợp cho trẻ theo sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Tình trạng mọc răng ở trẻ

Tình trạng mọc răng sữa ở trẻ em cũng phản ánh sức khỏe của trẻ. Những trẻ em có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất béo, tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất có lộ trình mọc răng rõ ràng và đầy đủ. Những trẻ em thiếu hụt dinh dưỡng có thời gian mọc răng dài. Đồng thời khoảng cách giữa các răng thưa. Ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng và định hình khuôn mặt.

Do đó, nếu trẻ mọc răng chậm, răng thưa hơn so với trẻ cùng trang lứa. Bạn nên nghĩ đến vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng. Khi đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp bổ sung vitamin, khoáng chất thiếu hụt cho trẻ.

Sâu răng

Sâu răng thường được cho là do kết quả của quá nhiều đường hoặc kẹo trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên Tiến sĩ Price  – bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ, phát hiện ra rằng trẻ bị sâu răng hầu như thiếu khoáng chất thích hợp. Đồng thời cũng thiếu vitamin tan trong chất béo cần thiết để hấp thụ và đồng hóa các khoáng chất.

Theo ông, tất cả các nhóm thực phẩm có nguồn cung cấp khoáng chất tự do, đặc biệt là phốt pho và vitamin tan trong chất béo, có khả năng miễn dịch 100% đối với sâu răng. Do đó, nếu trẻ bị sâu răng, hỏng men răng bạn nên xem xét vấn đề cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Hãy chú ý bổ sung thêm các nguồn thực phẩm giàu phốt pho, magie…Ví dụ như các loại hải sản, cá, tôm, trứng gà…

Suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên

Đây là dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dễ nhận biết nhất. Trẻ thường xuyên bị cảm cúm, ốm vặt, mệt mỏi. Đặc biệt khi thay đổi thời tiết hay giao mùa. Do đó bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chăm sóc trẻ suy giảm miễn dịch, bạn nên chú ý đến thực đơn hàng ngày.

Hãy bổ sung thêm các nhóm thực phẩm nhiều màu sắc, giàu vitamin. Đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin D…Đây là những nhóm vitamin tham gia trực tiếp vào các hoạt động sống của tế bào. Đồng thời nó có tính kháng khuẩn tự nhiên. Điều này sẽ giúp trẻ nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.

Trẻ thường xuyên cáu giận

Julia Ross từ The Mood Cure , chỉ ra rằng chất béo (đặc biệt là Omega 3 có trong cá hồi hoang dã , cá mòi , cá trích, cá cơm và cá thu ) rất quan trọng để ổn định tâm trạng tốt. Cô cũng nói rằng chất béo bão hòa tốt từ bơ và dầu dừa giúp giữ và bảo vệ Omega 3 trong não của trẻ.

Do đó nếu trẻ thường xuyên khủng hoảng cảm xúc, hay cáu giận, đừng vội quy tội cho trẻ. Thay vào đó, hãy xem xét lại chế độ dinh dưỡng. Liệu rằng trẻ đã nhận đủ lượng chất béo lành mạnh từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu chưa, hãy bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất béo vào thực đơn hàng ngày.

10-dau-hieu-thieu-dinh-duong-o-tre-em-03

Cấu trúc hộp sọ kém hoặc hội chứng não phẳng

Điều này cũng liên kết trở lại nghiên cứu của Tiến sĩ Weston A. Price. Ông phát hiện ra rằng sự phát triển của vòm miệng (răng mọc) cũng như sự phát triển của xương sọ được cải thiện đáng kể khi người mẹ ăn chế độ ăn nhiều chất béo tốt (bao gồm cả chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật), toàn bộ protein từ hải sản / động vật thịt , và ngũ cốc đúng cách. Những người tránh thực phẩm chế biến (bao gồm dầu hạt và dầu thực vật, thực phẩm đóng hộp và thực phẩm đóng gói) đã miễn dịch với vấn đề này.

Do đó, để trẻ phát triển khỏe mạnh, ngay từ khi mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, hãy cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Khi trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển cho trẻ.

Béo phì – dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ em vô lý?

Bạn sẽ không nghĩ rằng béo phì có liên quan đến suy dinh dưỡng. Nhưng đó chính xác là lý do tại sao người đó bị béo phì. Tuy nhiên hiện trạng này đang xảy ra trong cuộc sống hiện đại. Trẻ thường thích ăn đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, đồ ăn đậm vị hay các món đồ ăn nhanh. Đây là những thực phẩm giàu năng lượng, chất béo nhưng nghèo nàn chất dinh dưỡng. Việc tiêu thụ quá nhiều những đồ ăn này khiến trẻ béo phì.

Do đó, thay vì một thực đơn với thực phẩm chế biến sẵn, bạn hãy tập cho trẻ quen dần với thực đơn giàu dinh dưỡng, trọn vị tự nhiên từ thực phẩm tươi ngon. Điều này sẽ mang đến cho trẻ một nguồn dưỡng chất tự nhiên bổ dưỡng an toàn. Góp phần giảm thiểu béo phì. Giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Xem thêm

10 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Học chuyên gia dinh dưỡng cách chọn thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin A – lợi ích và liều dùng cho trẻ em