Thuốc tân dược là một bước tiến lớn của nền y học hiện đại. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò và hiệu quả của các nhóm thuốc chữa trị viêm phế quản ở trẻ em theo Tây y. Tuy nhiên việc lạm dụng Tây y có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Carerum sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách dùng thuốc chữa trị viêm phế quản ở trẻ em theo Tây y đúng cách.
Các mục đích sử dụng thuốc chữa trị viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến ở trẻ em. Đặc biệt trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh thường do virus gây ra. Trong một số trường hợp, có thể do vi khuẩn và các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài như khói thuốc lá, hóa chất, lông động vật, ô nhiễm không khí…. Tuy nhiên ở trẻ em, 90% bệnh viêm phế quản do virus. Vì vậy, trong những năm gần đây, kháng sinh không còn là “giải pháp vàng” trong việc điều trị viêm phế quản ở trẻ em. Thay vào đó, hiện nay điều trị viêm phế quản tập trung vào làm giảm các triệu chứng, giảm bớt khó thở. Một số điều cần giải quyết khi trẻ bị viêm phế quản:
- Giảm các triệu chứng ho, khó thở …
- Điều trị nhiễm trùng gây viêm phế quản cấp (nếu do vi khuẩn gây ra)
- Giảm nguy cơ phát triển thành viêm phế quản mạn tính
- Giảm nguy cơ nhiễm phổi thứ phát như viêm phổi
Thuốc chữa trị viêm phế quản ở trẻ theo Tây y – con dao hai lưỡi
Viêm phế quản cấp thường gặp nhất do nhiễm virus. Nó cũng có thể gây ra bởi vi khuẩn hoặc những tác nhân kích thích khác như bụi, chất gây dị ứng, khói mạnh, hoặc khói thuốc lá. Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản cấp là một vi-rút tấn công vào đường thở, gây kích ứng niêm mạc và dẫn đến các triệu chứng khó chịu như tăng tiết dịch nhầy, ho, khó thở…có thể kèm theo sốt.
Vì vậy, bệnh có thể tự biến mất sau 2-3 tuần hoành hành. Do đó, trong quá trình điều trị, các bác sĩ thường kê đơn các nhóm thuốc chữa trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu để làm giảm dần các triệu chứng, giúp trẻ dễ chịu hơn. Trong đó, thường có các nhóm thuốc chữa trị viêm phế quản sau:
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước một sự nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn). Sốt là biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang khởi động chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Hầu hết các cơn sốt đều không gây nguy hiểm cho trẻ em. Chỉ cần dùng đến thuốc khi trẻ sốt hơn 38,5 độ.
Hiện nay, một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn, như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen, có thể được sử dụng để giảm đau và giảm sốt. Tuy nhiên, trẻ em bị viêm phế quản không nên dùng aspirin; thay vào đó nên dùng acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Thuốc hạ sốt thuộc nhóm có chứa acetaminophen
Thuốc hạ sốt thuộc nhóm có chứa acetaminophen thường dùng là efferalgan, paracetamol, panadol…Thông thường các nhóm thuốc này có tác dụng sau khi uống từ 20-30 phút. Và có hiệu quả giảm sốt trong khoảng 2 giờ. Trường hợp trẻ sốt cao, cha mẹ không nên lo lắng, hay tự ý tăng liều dùng cho trẻ. Điều này có thể gây ngộ độc Acetaminophen khiến trẻ đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…biến chứng nặng hơn có thể gây tổn thương gan, vàng da, trẻ rơi vào trạng thái li bì, mệt mỏi.
Thuốc hạ sốt Ibuprofen
Ngoài ra trên thị trường còn có thuốc Ibuprofen được bào chế dạng siro vị ngọt dễ uống. Tuy nhiên Ibuprofen chỉ dùng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, thuốc có thể gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa nếu sử dụng quá liều. Do đó, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc làm loãng dịch đờm (long đờm)
Lớp dịch nhầy bít kín đường thở có thể là nguyên nhân gây ra những cơn ho ở trẻ. Lúc này để giảm ho, một giải pháp thông dụng là sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng làm loãng dịch đờm, giúp trẻ dễ tống xuất ra ngoài. Một số loại thuốc long đờm thường được sử dụng làm thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em như bromhexine hydrochloride và acetyl cystein.
Bromhexin – thuốc chữa trị viêm phế quản
Bromhexin được tổng hợp từ hoạt chất chiết xuất từ vasicine. Nó có nhiều dạng bào chế khác nhau để phù hợp với trẻ em như viên nén, siro, viên bao đường, thuốc tiêm…Đặc biệt thuốc hấp thụ tốt qua đường ruột và phát huy tác dụng sau khi ăn no, do vậy nên cho trẻ uống sau bữa ăn. Bromhexin thường dùng kết hợp với các loại kháng sinh như amoxicillin, cefuroxime, erythromycin, doxycyclin. Sự kết hợp này giúp làm tăng nồng độ kháng sinh trong các nhu mô phổi, giúp quá trình chữa viêm xảy ra nhanh hơn, giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian chữa bệnh.Tuy nhiên, Bromhexin có thể xảy ra các phản ứng dị ứng và phát ban hoặc tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp.
Acetylcystein
Acetylcystein hay còn gọi là N-Acetylcystein, để thuốc phát huy tác dụng nên sử dụng dưới dạng hít hoặc dung dịch nhỏ trực tiếp vào khí quản. Không nên dùng đường ống do tác dụng của thuốc thấp và có thể gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa và các tác dụng phụ khác như buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu, ù tai, đau bụng, chảy nước mũi… cho đến các tai biến nguy hiểm như: sốc phản vệ, co thắt khí quản, suy hô hấp, viêm loét/chảy máu tiêu hóa… Vì vậy, không nên tự ý sử dụng cho trẻ các loại thuốc long đờm có hoạt chất này tại nhà. Chỉ nên sử dụng khi điều trị tại bệnh viện dưới sự hỗ trợ của các máy móc và sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc giảm ho
Thuốc ho nên được sử dụng cẩn thận. Mặc dù chúng có thể hữu ích để kiềm chế ho khan, khó chịu nhưng chúng không nên dùng để giảm ho khi sản sinh ra nhiều đờm. Khi ho kèm theo đờm có thể giúp làm mỏng các chất nhầy tiết ra và tống xuất dịch nhầy ra bên ngoài. Vì vậy, khi lớp niêm mạc tăng tiết nhầy có rất nhiều chất nhầy, ho là điều quan trọng để làm sạch phổi, làm thông thoáng đường thở, giúp trẻ dễ thở hơn. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ uống thuốc giảm ho khi trẻ ho khan, ho quá nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ.
Hiện nay trên thị trường có hai nhóm thuốc giảm ho chính là nhóm thuốc giảm ho kháng Histamin và nhóm alkaloid của thuốc phiện. Hai nhóm thuốc trên đều thuộc nhóm lớn là nhóm thuốc giảm ho tác dụng thần kinh trung ương.
Thuốc giảm ho nhóm kháng histamin
Các thuốc giảm ho nhóm kháng histamin thường được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm phế quản ở trẻ là: alimemazin, clocinizin ….Các nhóm thuốc này thường được bác sĩ kê đơn trong các trường hợp trẻ có dấu hiệu ho tăng cường về đêm, ho do các tác nhân kích thích, dị ứng gây ra. Nhóm thuốc này đa phần được bào chế dạng siro giúp trẻ dễ uống hơn. Đặc biệt, do có tác dụng trực tiếp lên thần kinh trung ương nên với trẻ nhỏ có thể gây tác dụng phụ, co giật.Vì vậy, nên khi sử dụng cần đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc giảm ho thuộc nhóm Alcaloid
Các thuốc giảm ho thuộc nhóm Alcaloid thường sử dụng hiện nay là: codein, pholcodin, dextromethorpan, noscapin … Trong đó, với nhóm thuốc giảm ho chứa codein chỉ được các bác sĩ chỉ định trong điều trị, giúp làm giảm các chứng ho khan. Nhóm thuốc chữa trị viêm phế quản này chỉ được chỉ định cho người lớn, tuyệt đối không nên sử dụng cho trẻ em.
Về dextromethorphan thường được dùng kết hợp với các thuốc chữa trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em khác. Thuốc thường được bào chế dưới dạng siro cho trẻ em, được sử dụng rộng rãi do thuốc không nằm trong danh mục thuốc bán theo đơn. Tuy nhiên thuốc có thể có các tác dụng phụ khiến trẻ có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh, mệt mỏi …Vì vậy, khi sử dụng trong việc giảm ho, điều trị viêm phế quản cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
Khí dung thuốc giãn phế quản
Trong quá trình sử dụng các thuốc chữa trị viêm phế quản ở trẻ em nếu trẻ có hiện tượng khó thở, thở khò khè do co thắt phế quản, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản khí dung ventolin (sabutamol). Tuy nhiên, chỉ nên tiếp tục sử dụng khi dung nếu tình trạng khó thở, thở khò khè của trẻ có cải thiện sau lần khí dung đầu tiên. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Với trẻ em, không nên sử dụng các thuốc giãn phế quản đường uống vì hiệu quả tác dụng và có thể gây ra các tác dụng phụ khó lường trước như: run tay, hồi hộp đánh trống ngực, đỏ mặt…
Kháng sinh
Chỉ được sử dụng khi trẻ có biến chứng nhiễm trùng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi… Các kháng sinh thông thường được kê toa bao gồm amoxicillin, oxytetracycline hoặc doxycycline… Những trường hợp này cần phải sử dụng các nhóm thuốc chữa trị viêm phế quản ở trẻ em theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hô hấp nhi.
Các nhóm thuốc chữa trị viêm phế quản ở trẻ em thường có tác dụng nhanh ngay sau khi sử dụng. Nhưng nếu cha mẹ lạm dụng, mong muốn giảm nhanh các triệu chứng cha mẹ có thể “vô tình” hại con nếu không sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Trong những trường hợp này, cha mẹ có thể kết hợp thêm sử dụng một số bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản theo y học cổ truyền dân tộc, góp phần giúp giảm nhanh các triệu chứng và an toàn cho trẻ.
Xem thêm:
Các triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em – đừng chủ quan
Pingback:Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em - Carerum
Pingback:Thuốc đông y và bài thuốc chữa viêm phế quản ở trẻ em - Carerum
Pingback:Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em lúc giao mùa - Carerum
Pingback:Cẩm nang chăm sóc bé - cách giảm ho hiệu quả - Carerum