Ăn dặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Nó đánh dấu một bước chuyển chế độ ăn uống từ bú hoàn toàn sang chế độ ăn có thêm thức ăn dạng đặc. Đây là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho cả bé lẫn mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Hãy cùng Carerum tìm hiểu về những lưu ý khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nhé.
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng nhằm bổ sung cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. Nó là quá trình tập ăn giúp bé quen dần với mùi vị của các loại thức ăn khác nhau. Thông thường, khi trẻ bước sang tháng thứ 6, các mẹ bắt đầu tiến hành cho bé ăn dặm. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là tiêu chuẩn duy nhất để cho bé ăn dặm, các mẹ cần lưu ý một số điều kiện sau khi bắt đầu thực đơn ăn dặm cho bé:
- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
- Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
- Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ.
- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
Dinh dưỡng cần thiết cho bé 6 tháng tuổi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ ngày trong khi lúc này trẻ cần 700 kcal/ ngày. Do đó các mẹ cần bổ sung thức ăn cần thiết để bù đắp năng lượng bị thiếu bằng cách chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.
Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Sang tuần thứ 2 khi bé bắt đầu tập quen với chế độ ăn mới. Mẹ có thể thử một số loại rau của quả loại dễ tiêu hóa. Thực đơn lý tưởng cho các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phải đảm bảo các nhóm sau:
Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây,..
Đạm: bổ sung cho bé qua các loại thực phẩm như: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai,..
Chất béo: dầu, mỡ
Vitamin: có nhiều trong các loại hoa quả như: bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây,..
Các mẹ có thể chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi với những gợi ý sau:
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Bột sữa bí đỏ – món ăn dặm giàu dinh dưỡng
Trong bí đỏ rất giàu vitamin A – vi chất quan trọng giúp trẻ thông minh và cap lớn, thêm nữa mùi vị ngầy ngậy của sữa và bí sẽ tạo được hứng thú cho trẻ. Giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các bữa ăn dạm. Mẹ nên sử dụng sữa mẹ thay vì sữa bột để nấu bột cho trẻ.
Cách chế biến rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho bí đỏ sau khi hấp chín tán nhuyễn với 1/3 chén nước. Bột gạo hòa với 2/3 chén nước còn lại, đun sôi hỗn hợp bột gạo và bí đỏ. Khuấy đều tay để bột không bị vón cục gây khó khăn trong khi trẻ ăn. Đun cho đến khi bột chín. Từ từ cho lượng bột sữa vào, cho đến đâu khuấy đều đến đấy, chờ nguội cho bé ăn.
Bột khoai tây trứng – bổ sung thêm canxi
Khoai tây và trứng gà rất giàu protein và canxi giúp trẻ cao lớn, rắn rỏi hơn. Để chế biến món ăn dặm này mẹ nên dùng khoai tây và lấy lòng đỏ trứng ga đã luộc chín xay nhuyễn để lấy. Xay nhuyễn khoai tây và lòng đỏ trứng. Lấy nước ninh xương quấy 2 thìa bột. Cho bé ăn bột cùng khoai trứng nghiền.
Cháo đậu hũ với cà rốt:
Sự kết hợp của hai loại thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa ở trẻ. Nó giúp trẻ ăn ngon và phát triển tốt hơn. Mẹ chỉ cần dùng 4 muỗng canh bột gạo nấu với 1 chén nước. Sau đó cho đậu hũ đã tán nhuyễn vào khuấy đều. Thêm dầu ăn, khuấy đều, để nguội rồi cho bé ăn.
Những sai lầm cần tránh khi chế biến thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Khi bắt đầu quá trình ăn dặm các mẹ nên tiến hành từ từ. oiđây chủ yếu là thời gian tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa. Tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng. Do đó thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm nếu cảm thấy bé không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Ngoài ra trong quá trình chế biến các món ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi các mẹ cũng cần tuyệt đối tránh những điều sau:
Những lưu ý khi chế biến món ăn cho trẻ
Chế biến thức ăn quá đặc: một nguyên tắc các mẹ buộc phải nhớ khi con bước vào giai đoạn ăn dặm đó là cho ăn từ ít đến nhiều và từ loãng tới đặc. Do con đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Việc chế biến đặc quá khiến trẻ khó tiếp nhận ngay từ ban đầu. Vì thế gây khó khăn cho quá trình ăn dặm về sau.
Nghiền nhuyễn mọi thức ăn: khiến bé không nhai được, chỉ biết nuốt chửng. Từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán.
Ngoài ra nhiều mẹ còn có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt rau từ sáng đến tối để bé ăn cả ngày. Việc làm này khiến cháo bữa sau có mùi khó chịu. Giảm chất lượng và chắc chắn bé cũng không thích.
Những lưu ý khi sử dụng gia vị, thực phẩm trong chế biến món ăn
Quá ưu tiên đạm: nhiều mẹ nấu bột cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng,… và nghĩ là như thế mới đủ chất. Nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ.
Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ: thực ra dầu dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng. Nó giúp hòa tan các chất khiến cơ thể dễ hấp thu.
Thêm mắm/muối vào đồ ăn dặm của con: Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm, muối vào đồ ăn của con sẽ khiến món ăn đậm đà. Kích thích vị giác của con. Nhưng thật ra đó là việc hoàn toàn sai. Giai đoạn này thận của bé vẫn còn yếu. Nên khi mẹ nêm mắm, muối vào thức ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức. Gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Hi vọng với những lưu ý ở trên, các mẹ sẽ có được những chỉ dẫn để chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất. Hãy theo dõi Carerum để cập nhật thêm nhiều kiến thức làm mẹ và chăm sóc bé nhé.
Xem thêm
Dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 12 tháng: Nên và không nên ăn gì?